Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển nông nghiệp, nông thôn

Thứ tư, 19/07/2017 10:01

Ngày nay CNTT đã đi vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội. Trong ngành nông nghiệp, việc áp dụng CNTT, tự động hóa sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị sản phẩm hay tăng năng suất lao động...

Báo cáo tham luận tại  Hội nghị kết nối khu vực Miền Nam tại TP. Cần Thơ với chủ đề: sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin thương hiệu Việt thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thônông Ngô Văn Hùng (Phó trưởng BanTuyên huấn TW Hội Nông dân Việt nam) tại Hội nghị, đánh giá: ngày nay, công nghệ thông tin (CNTT) đã đi vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, các cấp, các ngành. Với ngành nông nghiệp, CNTT kết hợi với điện tử, viễn thông, tự động hóa đã giải được các bài toán về dự báo lũ, ngập lụt, nước biển dâng; dự báo về dịch bệnh ở cây trông vật nuôi; dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, ngư nghiệp... Ngoài ra CNTT đã tạo ra các hệ thống tự động hóa cao có thể tự động tính toán nhu cầu nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư khác một cách chính xác, điều hành cung cấp các loại vật tư vừa đủ cho cây trông, xác định sức khỏe của vật nuôi bằng các thiết bị tự động đã nâng cao hiệu quả nuôi trồng, góp phần kiểm soát và giảm dư lượng các chất độc hại trong sản phẩm nông nghiệp khi cung cấp cho người sử dụng, kiểm soát chặt chẽ môi trường bằng các chương trình CNTT ít tốn kém mà hiệu quả rất cao. Ông Ngô Văn Hùng cũng nêu lên nền nông nghiệp điện tử đã rất phát triển, nông nghiệp xanh, nông nghiệp công nghệ cao được các nước chú trọng như tại Hàn Quốc, Nhật Bản, I-xra-en. Điển hình như I-xra-en, thông qua ứng dụng CNTT, 1 ha đất có thể đạt năng suất hơn 3 triệu bông hoa hồng, 1 con bò cho ra 11 tấn sữa/năm; với chỉ 3% dân số làm nông nghiệp trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng nền nông nghiệp điện tử của nước này tạo ra giá trị sản lượng gần 23 tỉ USD/năm, xuất khẩu nông sản đạt trên 3 tỉ USD/năm. Hay như tại Mỹ, nông nghiệp điện tử giúp người nông dân tiết kiệm 7% chi phí phân bón và hàng chục % chi phí khác. Trung bình một nông dân Mỹ sản suất lương thực đủ nuôi 140 người.
 
Còn tại Việt Nam, trong thời gian qua, theo ông Ngô Văn Hùng, CNTT kết hợp với công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý- viễn thám tạo thành hệ thống thông tin cho phép theo dõi tiền độ mùa vụ, gieo trồng, thu hoạch, tình hình sâu bệnh, dự báo năng suất lúa, cập nhật và dự báo tình hình nông nghiệp thế giới, do đó góp phần tích cực cho việc chủ động trong phòng trừ sâu bệnh, chủ động cây trồng và mùa màng, về công tác thu hoạch và thị trường xuất khẩu nông sản. Chính các hệ thống CNTT này cũng giúp Chính phủ hoạch định chính sách trong sản xuất nông nghiệp... Nhờ vậy, từ một đất nước thiếu lương thực vào những năm 1980 của thế kỷ XX đến nay Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới'
 
Tuy nhiên, theo ông Ngô Văn Hùng, thực tế thời gian qua, một số bộ, ngành, doanh nghiệp và nông dân vẫn còn biểu hiện chưa quan tâm đúng mức về vai trò của CNTT, chỉ coi CNTT là công cụ sử dụng đơn giản, riêng lẻ, thiếu tính kết nối đa chiều, đa lĩnh vực, manh mún. Bên cạnh đó, tỉ trọng đầu tư cho CNTT vào sản suất, vào nông nghiệp còn thấp hơn nhiều so với những ngành khác. Một cách tổng quan, chưa nhìn thấy sự tác động mạnh mẽ của CNTT trong nông nghiệp, làm gia tăng giá trị trong sản xuất và phân phối sản phẩm nông nghiệp. Ông Ngô văn Hùng cũng đề nghị cần phải có một cách nhìn thực tế tác động của CNTT lên năng suất, hiệu quả rất lớn cho ngành nông nghiệp, phải có chiến lược cụ thể cả trước mắt và lâu dài, quy hoạch đồng bộ để phát triển, ứng dụng CNTT cho nông nghiệp và phát triển nông thôn. Dù mỗi năm chúng  ta xuất hàng triệu USD của ngành nông nghiệp, nhưng với hơn 70% dân số sông tại nông thôn, làm nông nghiệp, đó vẫn là con số rất thấp so với tiềm năng của đất nước chúng ta.
 
Thời gian qua, với chức năng Hội nghề nghiệp của mình, Hội Nông dân Việt Nam đã chủ động, phối hợp với các Bộ, ngành và tập đoàn VNPT tổ chức tập huấn cho hàng chục vạn nông dân ở khắp cả nước về khai thác tiện ích từ CNTT, từ Internet, giao dịch thư điện tử; xây dựng thí điểm hơn 300 mô hình ứng dụng CNTT tại thôn, bản, xã, phường dưới hình thức các câu lạc bộ: Khoa học kỷ thuật nhà nông- Điểm truy cập Internet; tập huấn “cầm tay, chỉ việc” cho nông dân sử dụng thành thạo máy vi tính. Cả nước có nhiều tỉnh, thành phố nông dân tích cực triển khai ứng dụng CNTT vào sản xuất, đã tạo ra năng suất đạt 300 đến 600 triệu đồng/hộ/năm. Đặc biệt có không ít hộ nông dân ở Cà Mau, Bắc Giang có mức thu nhập hàng tỉ đồng/năm/hộ. Theo ông Ngô Văn Hùng, thời gian gần đây Đảng, Nhà nước, chính phủ đang rất quan tâm đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông sản sạch, với nhiều cơ chế chính sách mới được ra đời, hỗ trợ các doanh nghiệp, nông dân trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh.
 
Chắc chắn, với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc tích cực của các cấp các ngành, thông qua sự ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong sản xuất, nền nông nghiệp nước ta sẽ khởi sắc, trở thành cường quốc mạnh về nông nghiệp xanh trên trường quốc tế trong thời gian sớm nhất.
 
Như Minh
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top