Điều 3.3.LQ.20. Gửi, nhận tự động thông điệp dữ liệu

Điều 3.3.LQ.20. Gửi, nhận tự động thông điệp dữ liệu
(Điều 20 Luật Giao dịch điện tử, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2006)
Trong trường hợp người khởi tạo hoặc người nhận chỉ định một hoặc nhiều hệ thống thông tin tự động gửi hoặc nhận thông điệp dữ liệu thì việc gửi, nhận thông điệp dữ liệu được thực hiện theo quy định tại các điều 16, 17, 18 và 19 của Luật này.
Điều 3.3.NĐ.2.10. Sử dụng hệ thống thông tin tự động
(Điều 10 Nghị định số 27/2007/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/03/2007)
1. Chứng từ điện tử được gửi, nhận và xử lý giữa cá nhân với hệ thống thông tin tự động hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý.
2. Tổ chức, cá nhân chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc sử dụng hệ thống thông tin tự động trong các hoạt động tài chính của mình.
 
Điều 3.3.NĐ.4.9. Yêu cầu đối với thư điện tử quảng cáo
(Điều 9 Nghị định số 90/2008/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/09/2008)
1. Chủ đề phải phù hợp với nội dung và nội dung quảng cáo phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo.
2. Thư điện tử quảng cáo phải được gắn nhãn theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
3. Có thông tin về người quảng cáo theo quy định tại các khoản 1 và khoản 3 Điều 11 Nghị định này.
4. Trường hợp sử dụng dịch vụ quảng cáo phải có thêm thông tin về nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo theo quy định tại các khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Nghị định này.
5. Có chức năng từ chối theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
 
Điều 3.3.NĐ.4.10. Quy định về việc gắn nhãn thư điện tử quảng cáo
 (Điều 10 Nghị định số 90/2008/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/09/2008)
1. Mọi thư điện tử quảng cáo đều phải gắn nhãn.
2. Nhãn được đặt ở vị trí đầu tiên trong phần chủ đề.
3. Nhãn có dạng như sau:
a) [QC] hoặc [ADV] đối với thư điện tử được gửi từ người quảng cáo;
b) [QC Mã số quản lý] hoặc [ADV Mã số quản lý] đối với thư điện tử được gửi từ nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo. Mã số quản lý được định nghĩa theo khoản 14 Điều 3 Nghị định này.
 
Điều 3.3.NĐ.4.11. Quy định về thông tin của nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo và người quảng cáo bằng thư điện tử
 (Điều 11 Nghị định số 90/2008/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/09/2008)
1. Thông tin về người quảng cáo bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ địa lý và địa chỉ trang tin điện tử (nếu có).
2. Thông tin về nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ địa lý, địa chỉ trang tin điện tử, mã số quản lý mã sản phẩm (nếu có).
3. Thông tin về nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo và người quảng cáo bằng thư điện tử phải được thể hiện một cách rõ ràng và đặt liền trước phần lựa chọn cho phép người nhận từ chối nhận thư điện tử quảng cáo.
 
Điều 3.3.NĐ.4.12. Quy định về chức năng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo
 (Điều 12 Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/08/2008 của Chính phủ về chống thư rác, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/09/2008, được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013)
1. Phần thông tin cho phép người nhận từ chối nhận thư điện tử quảng cáo phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đặt ở cuối thư điện tử quảng cáo và được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu bằng tiếng Việt và tiếng Anh;
b) Phải có phần khẳng định người nhận có quyền từ chối tất cả sản phẩm từ người quảng cáo. Trong trường hợp sử dụng dịch vụ quảng cáo, phải có phần khẳng định người nhận có quyền từ chối tất cả sản phẩm quảng cáo từ nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo;
c) Trong trường hợp cần thiết, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử có thể cung cấp khả năng từ chối bổ sung như từ chối một sản phẩm hoặc tù chối một nhóm sản phẩm;
d) Có hướng dẫn rõ ràng về các cấp độ từ chối theo các điểm b và điểm c khoản 1 và các hình thức từ chối theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hình thức từ chối nhận thư điện tử quảng cáo phải bao gồm:
a) Từ chối qua trang thông tin điện tử;
b) Từ chối bằng thư điện tử;
c) Từ chối qua điện thoại.
3.[1] Ngay khi nhận được yêu cầu từ chối, người quảng cáo hoặc nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo phải gửi ngay thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối và phải chấm dứt việc gửi loại thư điện tử quảng cáo đã bị từ chối đến người nhận đó.
4. Thông tin xác nhận đảm bảo các yêu cầu:
a) Có phần khẳng định đã nhận được yêu cầu từ chối, thời gian nhận yêu cầu từ chối và thời hạn ngừng gửi thư điện tử quảng cáo;
b) Chỉ được gửi thành công một lần và không chứa thông tin quảng cáo.
5.[2] Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo hoặc người quảng cáo không được phép thu cước phát sinh để thực hiện yêu cầu từ chối nhận quảng cáo của người nhận.
 
Điều 3.3.NĐ.4.13. Yêu cầu đối với tin nhắn quảng cáo
(Điều 13 Nghị định số 90/2008/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/09/2008)
1. Tin nhắn quảng cáo phải được gắn nhãn theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
2. Trường hợp sử dụng dịch vụ quảng cáo phải có thêm thông tin về nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
3. Có chức năng từ chối theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
 
Điều 3.3.NĐ.4.14. Quy định về việc gắn nhãn tin nhắn quảng cáo
(Điều 14 Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/08/2008 của Chính phủ về chống thư rác, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/09/2008, được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013)
1. Mọi tin nhắn quảng cáo đều phải gắn nhãn.
2. Nhãn được đặt ở vị trí đầu tiên trong phần nội dung tin nhắn.
3. Nhãn có dạng như sau:
a) [QC] hoặc [ADV] đối với tin nhắn được gửi từ người quảng cáo;
b)[3] [Mã số quản lý] đối với tin nhắn được gửi từ nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo;
c)[4] Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng các ký tự đặc biệt khác thay thế ký tự “[” ,“]” trong nhãn.
 
Điều 3.3.NĐ.4.15. Quy định về thông tin của nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn
(Điều 15 Nghị định số 90/2008/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/09/2008)
1. Thông tin về nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn là mã số quản lý, mã sản phẩm (nếu có).
2. Thông tin về nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn được đặt trong phần gán nhãn theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định này.
 
Điều 3.3.NĐ.4.16. Quy định về chức năng từ chối nhận tin nhắn quảng cáo
 (Điều 16 Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/08/2008 của Chính phủ về chống thư rác, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/09/2008, được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013)
1. Phần thông tin cho phép người nhận từ chối nhận tin nhắn quảng cáo phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đặt ở cuối tin nhắn quảng cáo và được thể hiện rõ ràng bằng tiếng Việt;
b)[5] Phải có phần hướng dẫn người nhận từ chối tin nhắn quảng cáo mà người dùng đã đăng ký nhận trước đó;
c) Trong trường hợp cần thiết, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn có thể cung cấp khả năng từ chối bổ sung như từ chối một sản phẩm hoặc từ chối một nhóm sản phẩm;
d) Có hướng dẫn rõ ràng về các cấp độ từ chối theo các điểm b và điểm c khoản 1 và các hình thức từ chối theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hình thức từ chối nhận tin nhắn quảng cáo phải bao gồm:
a) Từ chối bằng tin nhắn;
b) Từ chối qua điện thoại.
3.[6] Ngay khi nhận được yêu cầu từ chối, người quảng cáo hoặc nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo phải gửi ngay thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối và phải chấm dứt việc gửi loại tin nhắn quảng cáo đã bị từ chối đến người nhận đó.
4. Thông tin xác nhận đảm bảo các yêu cầu:
a) Thông báo đã nhận được yêu cầu từ chối, thời gian nhận yêu cầu từ chối và thời hạn ngừng gửi tin nhắn quảng cáo;
b) Chỉ được gửi thành công một lần và không chứa thông tin quảng cáo.
5.[7] Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo hoặc người quảng cáo không được phép thu cước phát sinh để thực hiện yêu cầu từ chối nhận quảng cáo của người nhận.

 


[1] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
[2] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
[3] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
[4] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
[5] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
[6] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
[7] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.