Hút thuốc làm gia tăng bệnh không lây nhiễm

Thứ năm, 21/12/2017 14:21

Bệnh không lây nhiễm thường là các bệnh mạn tính, bao gồm những bệnh không có khả năng lây truyền, có thời gian bị bệnh dài và nhìn chung tiến triển chậm, phổ biến là tim mạch, ung thư, đái tháo đường, huyết áp, phổi mạn tính.

tl2017-34.jpg
Thuốc lá là nguyên nhân gia tăng bệnh không lây nhiễm

Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, ở nước ta, cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc bệnh không lây nhiễm. Mỗi năm nước ta có thêm 12 triệu người bị tăng huyết áp, gần 3 triệu người bị bệnh đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và gần 120.000 ca mắc mới ung thư.

Báo cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy, tỷ lệ bệnh không lây nhiễm đang tăng nhanh và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nước ta. Theo thống kê tại bệnh viện, trong khi tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm giảm từ 55,5% (năm 1976) xuống còn 19,8% (năm 2010) thì tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm tăng nhanh từ 42,6% (năm 1976) lên tới 71,6% (năm 2010).

Còn theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2017, Việt Nam có trên 541.000 trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân; trong đó, tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm tới 76% (411.600 ca).

Ngoài tỷ lệ gây tử vong cao, bệnh không lây nhiễm còn để lại những tàn tật lớn như liệt nửa người, mù lòa, suy thận, loét chi, sa sút trí tuệ... Người bệnh mắc bệnh không lây nhiễm bị giảm tuổi thọ, giảm chất lượng sống và tốn kém chi phí điều trị và cũng là gánh nặng cho hệ thống y tế quốc gia. Ông Lokky Wai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đánh giá bệnh không lây nhiễm đang trở thành gánh nặng lớn về kinh tế trên toàn cầu. Riêng ở Việt Nam, con số thiệt hại liên quan đến các bệnh không lây nhiễm do sử dụng thuốc lá đã chiếm hơn 1 tỷ USD. Trong khi đó theo bác sĩ Lai Đức Trường - Văn phòng WHO Việt Nam: "Các bệnh ung thư phổi, ung thư đường hô hấp và tiêu hóa, bệnh phổi tắc mạn tính, tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ đều do nguyên nhân sử dụng thuốc lá. Nhóm bệnh này đang phải chịu chi phí cao để điều trị, trong đó cao nhất là bệnh phổi. Chúng ta mất hơn 8.279 tỷ đồng chi cho chữa trị ung thư phổi, hơn 7.276 tỷ đồng để chữa trị bệnh tắc phổi mạn tính".

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, hiện các bệnh không lây nhiễm (như: đái tháo đường, ung thư, tăng huyết áp, bệnh tim mạch) đang có chiều hướng gia tăng. Hầu hết các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (gồm: hút thuốc, thừa cân, tăng huyết áp, ăn ít rau/trái cây và thiếu hoạt động thể lực) có xu hướng tăng nhanh.

Kết quả điều tra quốc gia về các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015 cho thấy: 57,2% số người ăn rau/trái cây ít hơn mức cần thiết; 43,8% số người hiện đang uống rượu bia; 22,5% số người trên 15 tuổi hiện có hút thuốc; 28,12% số người thiếu hoạt động thể lực dưới 150 phút hoạt động cường độ trung bình/1 tuần hoặc tương đương...
Bùi Cường
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top