Nhìn lại 2 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thứ ba, 26/03/2013 14:24

Tại Hội nghị Triển khai công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2012 do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh mới đây thì Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn sau 2 năm triển khai đã bộc lộ nhiều điểm còn bất cập.

img
Theo Đề án được duyệt năm 2010, có 71 ngành nghề nông nghiệp được lên kế hoạch đào tạo nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội từng vùng miền. Đến nay, sau 2 năm triển khai, đề án vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn bởi gặp nhiều vướng mắc trong công tác tuyên truyền, phân bổ ngân sách, đặc biệt là trong công tác thẩm định đề án.

Sau 2 năm triển khai đề án mới có 12/63 trung tâm khuyến nông được Sở LĐTBXH địa phương cấp giấy phép dạy nghề. Đây cũng là nguyên nhân khiến Đề án Dạy nghề cho lao động nông thôn gặp khó khăn vì có học cũng không được cấp chứng nhận qua đào tạo nghề. Thêm vào đó là việc phân bổ ngân sách cho đào tạo tại các tỉnh, thành khá chậm khiến công tác đào tạo nghề càng thêm khó khăn. Đặc biệt, yêu cầu học viên sau khi được đào tạo phải có việc làm hoặc áp dụng vào sản xuất và có đánh giá của địa phương thì mới được nghiệm thu và quyết toán chi phí dạy nghề khiến nhiều trung tâm khuyến nông không mặn mà với đề án.

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay vẫn chưa gắn với nhu cầu xã hội. Một số địa phương chú trọng đào tạo một số ngành nghề cơ bản cho lao động nông thôn, chưa chú trọng lợi thế về phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, ngành nghề truyền thống của địa phương. Đây cũng là lý do khiến người lao động chưa coi được đào tạo nghề là nhu cầu, yếu tố cần thiết để bảo đảm cuộc sống cho bản thân và gia đình. Việc vay vốn để làm nghề sau khi được đào tạo của người lao động còn khó khăn do nguồn vốn giải quyết việc làm quá ít.

Ngoài ra, nhiều lao động nông thôn không xác định học để có nghề khiến cho việc đào tạo nghề triển khai chậm, kém hiệu quả. Việc chi ngân sách cho đào tạo nghề quá thấp cũng khiến cho công tác đào tạo gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, đối với giảng viên là 25.000 đồng/tiết học, lao động nông thôn 15.000 đồng/ngày, nhưng chỉ người dân tộc và hộ nghèo được hỗ trợ…
 
Vũ Nhung
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top