CỤC VIỄN THÔNG
|
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
|
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA TOÀN QUỐC
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
- Họ tên: Bùi Ngọc Dũng
- Sinh ngày, tháng, năm: 30-01-1965 Giới tính: Nam
- Quê quán: Xã Đại Hà, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
- Trú quán: Số 02 Phùng Hưng, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Đơn vị công tác: Cục Viễn thông
- Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể):
+ Bí thư chi bộ Kiểm định và Chứng nhận 1 – Đảng bộ Cục Viễn thông
+ Giám đốc Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 1 - Cục Viễn thông
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Kỹ sư điện tử viễn thông
- Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng: Thạc sỹ điện tử viễn thông
II – THÀNH TÍCH XUẤT SẮC ĐẠT ĐƯỢC
1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao đảm nhận
Điều hành hoạt động của Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 1 là đơn vị trực thuộc Cục Viễn thông có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức được quy định tại Quyết định số 1138/QĐ-BTTTT ngày 22/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Nhiệm vụ chính của Trung tâm là thực hiện chức năng chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy đối với sản phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ và Kiểm định thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện trên phạm vi 28 tỉnh, thành phố phía Bắc; tham gia đề xuất xây dựng văn bản pháp quy, tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trung tâm phụ trách công tác trên địa bàn rộng, đối tượng là các doanh nghiệp có loại hình, trình độ hiểu biết văn bản quy phạm pháp luật khác nhau; Cán bộ của Trung tâm đều được đào tạo chính quy, nhưng số lượng ít; Bên cạnh công tác thực thi Trung tâm có nhiệm vụ tham mưu và tham gia công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật cho các tổ chức, cá nhân và các đơn vị liên quan. Với vai trò giám đốc, bản thân tôi có quyền hạn, vai trò trong tổ chức, điều hành công việc chính như sau:
- Tổ chức quản lý, điều hành công tác chuyên môn của đơn vị, bao gồm: Tổ chức thực thi công tác kiểm định trạm gốc di động mặt đất công cộng, tổ chức thực thi công tác chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp quy, đảm bảo các công tác trên được thực thi theo đúng quy định của nhà nước.
- Tổ chức, điều hành việc quản lý nhân sự, tài sản được giao
- Tổ chức quản lý công tác tài chính, quản trị, mua sắm, đảm bảo cho việc hoàn thành kế hoạch thu chi ngân sách hàng năm, tuân thủ các chế độ quy định của nhà nước, không thất thoát tiền ngân sách.
- Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, đồng thời trực tiếp làm chủ trì hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức điều hành và tham gia công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
2. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai nhiệm vụ
Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Viễn thông
- Có sự phối hợp chặt chẽ, tích cực của các phòng chuyên môn của Cục, cũng như các đơn vị có liên quan bao gồm Vụ Khoa học Công Nghệ, Vụ Kế hoạch – Tài chính, các Sở thông tin và Truyền thông các tỉnh trong việc thực thi công tác.
Khó khăn:
- Lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông, Kiểm định là lĩnh vực luôn có sự phát triển nhanh, thay đổi nhiều, các văn bản pháp quy nhiều khi chưa có sự thay đổi kịp thời so với thực tế nên việc triển khai công tác còn gặp những khó khăn, vướng mắc.
- Đơn vị được giao quản lý phụ trách nhiều lĩnh vực trên địa bàn rộng, tuy nhiên các nguồn lực để phục vụ công tác còn hạn chế, dẫn đến những khó khăn trong công tác thực thi.
3. Thành tích đạt được của cá nhân
3.1 Tổ chức quản lý công tác chuyên môn của đơn vị của đơn vị
- Hoàn thành tốt việc tổ chức công tác chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm hàng hóa công nghệ thông tin và truyền thông, giải quyết tốt những ý kiến, nhưng khiếu nại của khách hàng, đảm bảo công tác vận hành tốt.
Chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành CNTT&TT là việc xác nhận sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành và/hoặc tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định bắt buộc áp dụng nhằm bảo đảm tính tương thích của sản phẩm trong kết nối, an toàn mạng viễn thông quốc gia, an ninh thông tin, bảo đảm các yêu cầu về tương thích điện từ trường, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên phổ tần số vô tuyến điện, an toàn cho con người và môi trường, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng.
Chứng nhận hợp chuẩn đối với sản phẩm, hàng hóa nhằm cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân nhằm đánh giá từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa do tổ chức, cá nhân đó sản xuất, kinh doanh đồng thời là thước đo khẳng định chất lượng sản phẩm, uy tín của tổ chức, cá nhân.
Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Đánh giá sự phù hợp bao gồm hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định.
Trong những năm vừa qua, dù còn nhiều hạn chế về nguồn lực, nhân sự, trong khi đó, mỗi năm có hàng ngàn đơn, hồ sơ được nộp về Trung tâm xin chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn cũng như công bố hợp quy. Với vai trò giám đốc Trung tâm, tôi đã tổ chức công việc một cách khoa học, bố trí nhân sự hợp lý, trực tiếp chỉ đạo hoặc ủy quyền một phần công việc để đạt được hiệu quả công việc cao nhất. Nhờ đó, hàng năm Trung tâm giải quyết toàn bộ hồ sơ về chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn, công bố hợp quy, đảm bảo cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm được thực thi nghiêm túc, đúng quy định của Nhà nước. Do đây là lĩnh vực chuyên môn có tốc độ phát triển nhanh, nên việc tổ chức việc thực thi cần phải thích nghi, phù hợp với sự thay đổi của các chính sách, quy định cũng như thực trạng xã hội. Năm 2017, khi hoạt động chứng nhận hợp quy khi có sự chuyển đổi từ hình thức thu từ lệ phí sang thu theo giá, tôi đã kịp thời chỉ đạo việc xây dựng quy trình, phương pháp để việc chuyển đổi được kịp thời, không làm gián đoạn hoạt động chuyên môn, không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Hoàn thành tốt việc tổ chức công tác kiểm định trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng, hoàn thành việc kiểm định theo đơn đề nghị của doanh nghiệp.
Kiểm định đài vô tuyến điện nói chung và trạm BTS nói riêng là biện pháp quản lý nhà nước nhằm đảm bảo an toàn, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường. Hiện nay việc lắp đặt BTS tại Việt Nam không được quy hoạch nên về hình thức các trạm BTS nhìn mất thẩm mỹ và gây tâm lý lo ngại về an toàn bức xạ vô tuyến điện đối với người dân. Công việc kiểm định trạm gốc theo Thông tư 16/2011/TT-BTTTT, 17/2011/TT-BTTTT, 18/2011/TT-BTTTT. Thống kê số liệu hàng năm cho thấy, từ năm 2011 đến hết năm 2017, tổng số trạm BTS được Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 1 kiểm định là khoảng 73 nghìn trạm, trung bình hàng năm khoảng 10 nghìn trạm.
Khối lượng công việc lớn, đặc biệt do các trạm BTS phân bố không đồng đều, nằm rải rác, có những khu vực xa xôi, địa hình phức tạp, tiếp cận khó khăn, nếu không biết tổ chức khoa học sẽ làm chậm tiến độ, lãng phí, trong bối cảnh còn hạn chế về nhân sự, phương tiện. Do vậy việc xây dựng kế hoạch đo kiểm, tổ chức các đoàn đo hoặc tổ chức việc đấu thầu lựa chọn đối tác phối hợp cần được thực hiện một cách khoa học, hợp lý, đảm bảo năng suất cũng như chất lượng công việc. Nhờ việc tổ chức công việc hợp lý, hàng năm, Trung tâm đã hoàn thành việc kiểm định các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng đúng thời hạn, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh, yêu cầu các doanh nghiệp có những thay đổi cần thiết để đảm bảo việc an toàn bức xạ cho người dân.
3.2. Tổ chức, điều hành việc quản lý nhân sự, tài sản được giao
- Tổ chức, điều hành việc quản lý nhân sự:
+ Nhân sự được Cục giao được bố trí các công việc phù hợp với năng lực chuyên môn, đảm bảo phát huy tối đa.
+ Kịp thời năm bắt được tâm tư, nguyện vọng của các cá nhân để có những xử lý thỏa đáng. Có những hình thức động viên, khen thưởng kịp thời.
+Xếp loại hoàn thành nhiệm vụ chính xác đối với mức độ đóng góp của các các nhân trong đơn vị.
+ Chỉ đạo việc đề xuất kí, gia hạn các hợp đồng lao động, các công tác khác đúng thời hạn.
- Tổ chức quản lý tài sản: tài sản luôn được an toàn, đảm bảo cho hoạt động của Trung tâm. Hàng năm tổ chức kiểm kê tài sản, kịp thời phát hiện những tài sản hư hỏng cần sửa chữa hoặc thanh lý, đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của Trung tâm.
3.3. Tổ chức quản lý công tác tài chính, quản trị, mua sắm tài sản
Tôi đã tổ chức tốt công tác quản lý tài chính, quản trị và mua sắm tài sản và đã đạt được kết quả tố, cụ thể
-Đối với thu ngân sách các hàng năm đêu vượt kế hoạch được giao.
- Chi ngân sách được thực hiện tiết kiệm, tuân thủ các định mức chi ngân sách của nhà nước, đúng trình tự, thủ tục đấu thầu quy định. Mức chi hành chính trung bình luôn thấp hơn mức được phép chi. Được các cơ quan tài chính các cấp và các đoàn kiểm tra, kiểm toán có những nhận xét tích cực.
-Đối với công tác quản trị, hành chính: Đảm bảo công tác hành chính, văn thư, lái xe phục vụ các đoàn công tác an toàn và thuận lợi; Đảm bảo công tác hậu cần phục vụ công tác chuyên môn, bao gồm chuẩn bị xây dựng dự toán các đoàn công tác, trình phê duyệt và triển khai các kế hoạch đấu thầu, mua sắm được ủy quyền, phân cấp kịp thời phục vụ cho công tác chuyên môn; Quản lý tài sản của đơn vị, theo dõi, đánh giá, kiểm kê tài sản đúng theo quy định của Nhà nước. Hoàn thành nhiệm vụ quản lý tài chính, đảm bảo các khoản thu, chi ngân sách được thực hiện đúng với chế độ, chính sách và quy chế chi tiêu nội bộ của Cục. Lập và gửi đúng kỳ hạn các báo cáo về thuế, phí lệ phí, các khoản thu nhập, báo cáo tài chính của đơn vị
; Cập nhật các chế độ chính sách thường xuyên và kịp thời về mua sắm, đấu thầu, kế toán, thuế.
3.4. Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài khoa học công nghệ (KHCN)
Trong thời gian vừa qua, tôi chủ trì và tham gia thực hiện một số đề tài khoa học công nghệ đã được công nhận sáng kiến như sau:
3.4.1. Sáng kiến: “Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc về tương thích điện từ cho thiết bị trạm gốc và thiết bị phát lặp trong hệ thống GSM và IMT-200 trải phổ trực tiếp W-CDMA FDD (UTRA FDD), mã số: 04-14-KHKT-TC”
Quyết định công nhận sáng kiến: 385/QĐ-CVT ngày 13/11/2014.
Đặt vấn đề: Thông tin di động đã và đang là xu hướng phát triển tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Để cung cấp các dịch vụ thông tin di động, các nhà mạng cần triển khai xây dựng các trạm gốc đồng thời để đảm bảo chất lượng dịch vụ đòi hỏi tăng mật độ của các trạm thu phát sóng này. Do đó, việc quản lý về EMC đối với các thiết bị này là hết sức cần thiết nhằm tránh gây ra can nhiễu lên các thiết bị khác đồng thời thiết bị có khả năng miễn nhiễm đối với các tác nhân nhiễu thông thường
Thực hiện nhiệm vụ nêu trên, tôi đã tham gia nghiên cứu hoàn thiện dự thảo QCVN thông qua các nội dung chính:
- Nguyên cứu, tìm hiểu, đánh giá sự cần thiết xây dựng đề tài;
- Tìm hiểu hệ thống thông tin di động 4G, cấu trúc hệ thống BTS.
- Nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn hóa trong nước và ngoài nước về EMC đối với thiết bị trạm gốc trong hệ thống thông tin di động;
- Nghiên cứu, đề xuất, lựa chọn tài liệu tham chiếu;
- Tổng hợp dự thảo QCVN.
Thực trạng nội dung cần nghiên cứu
Thiết bị trạm gốc thông tin di động được triển khai, lắp đặt ở Việt Nam từ rất sớm nhằm cung cấp dịch vụ thông tin di động tới người tiêu dùng. Hiện tại, thiết bị này thuộc “Danh mục sản phẩm, hàng hóa công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy” quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT/BTTTT ngày 19/03/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông do đó bắt buộc phải thực hiện chứng nhận và công bố hợp quy. Tuy nhiên, hiện tại chưa có QCVN về EMC dành riêng áp dụng cho các thiết bị loại, do đó việc xây dựng QCVN về EMC cho nhóm thiết bị này là cần thiết.
Mô tả sáng kiến mới
Thuyết minh tính mới của sáng kiến: Kết quả của sáng kiến là dự thảo QCVN, đây là cơ sở để Bộ ban hành QCVN về EMC cho thiết bị trạm gốc thông tin di động giúp tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm chuyên ngành CNTT&TT nói riêng và chất lượng sản phẩm, hàng hóa nói chung.
Lĩnh vực áp dụng:Dự thảo QCVN khi được Bộ ban hành được áp dụng trong cả nước trong hoạt động đo kiểm, chứng nhận và công bố hợp quy, kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa… đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh danh thiết bị trạm gốc thông tin di động trên lãnh thổ Việt Nam.
Khả năng áp dụng: Trên cơ sở dự thảo QCVN, Bộ đã ban hành
QCVN 103: 2016/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị trạm gốc, lập và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động GSM, W-CDMA FDD và LTE” áp dụng trong phạm vi cả nước.
Hiệu quả kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng thiết bị trạm gốc thông tin di động sử dụng tại Việt Nam, từ đó hạn chế các nguyên nhân gây can nhiễu, đảm bảo sự hoạt động ổn định của hệ thống thông tin di động, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng.
Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến là sở cứ để Bộ ban hành QCVN về EMC bắt buộc áp dụng cho thiết bị trạm gốc thông tin di động trên phạm vi cả nước từ đó góp phần tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa chuyên ngành CNTT&TT.
3.4.2. Sáng kiến: “Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về tương thích điện từ cho thiết bị vô tuyến hàng không hoạt động trong băng tần VHF (118-136,975MHz), mã số: 05-14-KHKT-TC”
Quyết định công nhận sáng kiến: 385/QĐ-CVT ngày 13/11/2014.
Đặt vấn đề: Trong hệ thống quản lý bay, thiết bị vô tuyến hàng không hoạt động trong băng tần VHF đóng một vai trò hết sức quan trọng, giúp quản lý, điều phối, dẫn đường trong hoạt động quản lý bay. Chất lượng nhóm sản phẩm này ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn bay, tính mạng và của cải của con người, chính vì vậy nhu cầu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về tương thích điện từ trường rành riêng cho loại thiết bị này là hết sức cấp thiết và quan trọng nhằm tránh gây can nhiễu của thiết bị lên các hệ thống khác đồng thời không bị nhiễu từ hệ thống khác ảnh hướng đến hoạt động của mình qua đó góp phần nâng cao công tác quản lý thiết bị sử dụng trong điều hành bay nói riêng cũng như sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông nói chung.
Thực hiện nhiệm vụ nêu trên, tôi đã tham gia nghiên cứu hoàn thiện dự thảo QCVN thông qua các nội dung sau:
- Nguyên cứu, tìm hiểu, đánh giá sự cần thiết xây dựng đề tài;
- Tìm hiểu về hệ thống dẫn đường hàng không.
- Nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn hóa trong nước và ngoài nước về EMC đối với thiết bị vô tuyến hàng không hoạt động trong băng tần VHF;
- Nghiên cứu, đề xuất, lựa chọn tài liệu tham chiếu;
- Tổng hợp dự thảo QCVN.
Thực trạng nội dung cần nghiên cứu: Thiết bị vô tuyến hàng không hoạt động trong băng tần VHF thuộc “Danh mục sản phẩm, hàng hóa công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy” quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT/BTTTT ngày 19/03/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông do đó bắt buộc phải thực hiện chứng nhận và công bố hợp quy. Tuy nhiên, hiện tại chưa có QCVN về EMC dành riêng áp dụng cho các thiết bị loại, do đó việc xây dựng QCVN về EMC cho nhóm thiết bị này là cần thiết.
Mô tả sáng kiến mới
Thuyết minh tính mới của sáng kiến: Kết quả của sáng kiến là dự thảo QCVN, đây là cơ sở để Bộ ban hành QCVN về EMC cho thiết bị vô tuyến hàng không hoạt động trong băng tần VHF giúp tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm chuyên ngành CNTT&TT nói riêng và chất lượng sản phẩm, hàng hóa nói chung.
Lĩnh vực áp dụng: Dự thảo QCVN khi được Bộ ban hành được áp dụng trong cả nước trong hoạt động đo kiểm, chứng nhận và công bố hợp quy, kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa… đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh danh thiết bị vô tuyến hàng không hoạt động trong băng tần VHF trên lãnh thổ Việt Nam.
Khả năng áp dụng: Trên cơ sở dự thảo QCVN, Bộ đã ban hành
QCVN 106: 2016/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị vô tuyến trong nghiệp vụ di động hàng không băng tần 117,975-137 MHz dùng trên mặt đất” phục vụ công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành áp dụng trong phạm vi cả nước.
Hiệu quả kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng thiết bị vô tuyến hàng không hoạt động trong băng tần VHF khai thác, sử dụng tại Việt Nam, từ đó hạn chế các nguyên nhân gây can nhiễu, đảm bảo sự hoạt động ổn định của hệ thống quản lý bay, góp phần đảm bảo an toàn bay cũng như tính mạng, tài sản trong lĩnh vực hàng không.
Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến là sở cứ để Bộ ban hành QCVN về EMC bắt buộc áp dụng cho thiết bị vô tuyến hàng không hoạt động trong băng tần VHF trên phạm vi cả nước từ đó góp phần tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa chuyên ngành CNTT&TT.
3.4.3. Sáng kiến: “Nghiên cứu, đề xuất triển khai hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, mã số: 17-15/KHCN-CVT”
Quyết định công nhận sáng kiến: 513/QĐ-CVT ngày 30/11/2015.
Đặt vấn đề: Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng, hoạt động này mang tính tự nguyện được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức chứng nhận và khách hàng. Chứng nhận hệ thống quản lý là 1 loại của chứng nhận hợp chuẩn.
Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 “Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu” tương đương với ISO 9001:2008 “Quality management systems - Requirements” đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận đối với Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức. ISO 9001: 2008 có thể được áp dụng cho bất cứ một tổ chức nào và bất cứ một tổ chức nào cũng cần có ISO 9001:2008.
ISO 9001:2008 đem đến nhiều lợi ích cho khách hàng, cụ thể:
Thỏa mãn khách hàng, thu hút và tăng lượng khách hàng.
Giảm thiểu các chi phí vận hành - thông qua việc nhận diện các quá trình, phân bổ các nguồn lực tối thiểu cho các quá trình và thiết lập mối tương tác hợp lý phù hợp với tổ chức, giữa các quá trình đó.
Cải tiến các mối quan hệ nhà đầu tư - bao gồm nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp.
Phù hợp luật pháp - bằng việc hiểu thấu các qui định, luật pháp tác động như thế nào lên tổ chức và khách hàng của họ.
Cải tiến việc quản lý rủi ro - thông qua việc nhận diện, truy tìm nguyên nhân gốc rễ của các rủi ro và đưa ra những hành động phù hợp với mô hình của tổ chức để loại bỏ chúng một cách có hiệu quả.
Chứng minh khả năng uy tín của doanh nghiệp - bằng việc thẩm tra độc lập dựa trên các tiêu chuẩn được công nhận.
Khả năng vượt trội các doanh nghiệp khác đặc biệt khi các qui định mua hàng yêu cầu chứng nhận như điều kiện để cung cấp.
Gần như bất kì một doanh nghiệp, tổ chức nào cũng có nhu cầu và mong muốn xây dựng 1 hệ thống quản lý tại đơn vị mình đáp ứng các yêu cầu của ISO 9001:2008, đặc biệt là các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Do đó nhu cầu chứng nhận hệ thống quản lý là rất lớn, nhiều tiềm năng cho tổ chức chứng nhận hệ thống.
Điều kiện thiết yếu đối với tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý là phải xây dựng đượchệ thống quản lý của mình đáp ứng các yêu cầu quy định trong TCVN ISO/IEC 17021:2008 hoặc ISO/IEC 17021:2006.
Với đặc thù các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, ngoài mong muốn có một tổ chức chứng nhận đối với sản phẩm hàng hóa chuyên ngành, các đơn vị này còn mong muốn có một tổ chức chứng nhận hệ thống am hiểu về ngành thông tin và truyền thông để giúp các đơn vị này đánh giá và đưa ra các khuyến nghị sâu sát đối với hệ thống quản lý của họ, tuy nhiên hiện tại chưa có một tổ chức chứng nhận hệ thống nào của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đề đáp ứng các nhu cầu của khách hàng đặc biệt là các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đồng thời với mong muốn quảng bá, khếch trương thương hiệu của Trung tâm nhằm hướng tới mục tiêu đưa Trung tâm là một trong các đơn vị dẫn đầu trong hoạt động chứng nhận hợp chuẩn (gồm cả chứng nhận sản phẩm và chứng nhận hệ thống) hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Thực hiện chủ trì nhiệm vụ nêu trên, tôi đã nghiên cứu, tổng hợp các nội dung sau:
- Tìm hiểu về hệ thống chứng nhận hệ thống quản lý ISO 9001:2008
- Nghiên cứu các yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận hệ thống, khảo sát tình nhu cầu chứng nhận hệ thống của khách hàng.
- Đánh giá, tổng hợp hoạt động chứng nhận hợp chuẩn tại Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 1.
- Nghiên cứu các yêu cầu của ISO/IEC 17021:2008.
- Đề xuất xây dựng, mở rộng hoạt động chứng nhận hợp chuẩn tại Trung tâm trong lĩnh vực chứng nhận hệ thống quản lý theo TCVN ISO 9001:2008
Thực trạng nội dung cần nghiên cứu:
Hiện tại, chưa có tổ chức chứng nhận nào thuộc Bộ cung cấp dịch vụ chứng nhận hệ thống ISO 9001:2008. Dó đó, nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu quy định đối với tổ chứng chứng nhận hệ thống là cần thiết nhằm đưa ra lộ trình, định hướng phát triển của các đơn vị thuộc Cục qua đó tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông.
Mô tả sáng kiến mới
Thuyết minh tính mới của sáng kiến: Sáng kiến đưa ra yêu cầu đối với hệ thống quản lý, nhân lực, vật lực nhằm mở rộng phạm vi chứng nhận của các tổ chức chứng nhận thuộc Cục Viễn thông.
Lĩnh vực áp dụng: Kết quả của sáng kiến áp dụng cho các Trung tâm thuộc Cục Viễn thông có nhu cầu mở rộng phạm vi chứng nhận hợp chuẩn.
Khả năng áp dụng: Đề tài KHCN này đã được nghiệm thu cấp Cục trong năm 2015, nhằm đưa ra lộ trình trong việc cung cấp dịch vụ chứng nhận hệ thống của các tổ chức chứng nhận thuộc Cục Viễn thông.
Hiệu quả kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng sáng kiến: Mở rộng phạm vi hoạt động chứng nhận hợp chuẩn của các tổ chức chứng nhận thuộc Cục qua đó góp phần tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông.
Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến:Sáng kiến đề xuất cơ chế đánh giá tính khả thi trong việc triển khai hoạt động chứng nhận hệ thống của các đơn vị thuộc Cục Viễn thông.
3.4.4 Sáng kiến: “Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị ra đa sử dụng trong dịch vụ giám sát bờ biển và lưu thông tàu thuyền, bến cảng (CS/VTS/HR), mã số: 12-16-KHKT-TC”
Quyết định công nhận sáng kiến: 710/QĐ-CVT ngày 24/11/2016.
Đặt vấn đề:Để thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, kinh tế cảng biển phải giữ vai trò chủ đạo. Trong khai thác cảng biển, việc đảm bảo an toàn cho các tàu biển ra vào cảng và hàng hải trong luồng đóng vai trò hết sức quan trọng và VTS/CS/HS chính là hệ thống đảm nhiệm vai trò này.
VTS (Vessel Traffic Service)/CS (Coastal Surveillance)/HS (Harbor Surveillance) hệ thống giám sát bờ biển, bến cảng và dịch vụ lưu thông tàu thuyền để theo dõi, bám vết các mục tiêu, cung cấp thông tin và sự giám sát, quản trị cần thiết cho các phương tiện lưu thông trong một vùng nhất định. Hệ thống này kết nối đến nhiều thiết bị điện tử và điều khiển hoạt động theo công nghệ số trên dải tần VHF, SHF. Ra đa là một trong các thiết bị chủ đạo của hệ thống VTS, nó có chức năng phát hiện và định vị mục tiêu đặc biệt là trong điều kiện thời tiết bất lợi và khắc nghiệt.
Với chức năng quan trọng nêu trên, hệ thống VTS/CS/HS được nhiều quốc gia trên thế giới lắp đặt để đảm bảo an toàn hàng hải. Tại Việt Nam, hệ thống VTS/CS/HS cũng được lắp đặt tại các cảng biển như Sài Gòn-Vũng Tàu, Hải Phòng, Thị Vải, Hòn Gai nhằm hỗ trợ công tác điều hành và quản lý hàng hải, góp phần giảm thiểu tai nạn, hạn chế ách tắc luồng tàu và bảo vệ môi trường.
Các thiết bị ra đa trong hệ thống VTS/CS/HS thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT/BTTTT ngày 19/03/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông do đó bắt buộc phải thực hiện chứng nhận và công bố hợp quy. Tuy nhiên, hiện tại chưa có quy chuẩn dành riêng áp dụng cho các thiết bị loại này.
Hiện tại, một số tổ chức tiêu chuẩn hóa đã ban hành tiêu chuẩn dành riêng cho thiết bị ra đa trong hệ thống VTS/CS/HS. Tiêu chuẩn này được nhiều quốc gia trên thế giới và các nhà sản xuất thiết bị làm căn cứ để quản lý chất lượng sản phẩm của mình.
Vì các lý do nêu trên, việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho thiết bị ra đa trong hệ thống VTS/CS/HS là cần thiết nhằm hoàn hiện bộ quy chuẩn kỹ thuật cho các thiết bị cần quản lý, phục vụ cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm chuyên ngành thuộc quản lý của Bộ TTTT và đồng bộ với yêu cầu quản lý của các nước trên thế giới.
Thực hiện chủ trì nhiệm vụ nêu trên, tôi đã nghiên cứu tổng quan về thiết bị ra đa sử dụng trong dịch vụ giám sát bờ biển và lưu thông tàu thuyền, bến cảng (CS/VTS/HR), nghiên cứu, tổng hợp, hoàn thiện dự thảo QCVN thông qua các nội dung chính:
- Nguyên cứu, tìm hiểu, đánh giá sự cần thiết xây dựng đề tài;
- Tổng hợp, nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn hóa ngoài nước đối với thiết bị ra đa sử dụng trong dịch vụ giám sát bờ biển và lưu thông tàu thuyền, bến cảng (CS/VTS/HR);
- Tổng hợp, nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn hóa trong nước đối với thiết bị ra đa sử dụng trong dịch vụ giám sát bờ biển và lưu thông tàu thuyền, bến cảng (CS/VTS/HR);
- Tổng hợp, nghiên cứu, lựa chọn tài liệu tham chiếu;
- Tổng hợp dự thảo QCVN, báo cáo, thuyết minh.
Thực trạng nội dung cần nghiên cứu: Hiện tại, các thiết bị ra đa trong hệ thống VTS/CS/HS thuộc “Danh mục sản phẩm, hàng hóa công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy” quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT/BTTTT ngày 19/03/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông do đó bắt buộc phải thực hiện chứng nhận và công bố hợp quy. Tuy nhiên, hiện tại chưa có QCVN về vô tuyến dành riêng áp dụng cho các thiết bị loại này nhằm bảo đảm tính tương thích của sản phẩm trong kết nối, an toàn mạng viễn thông quốc gia, an ninh thông tin, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên phổ tần số vô tuyến điện, an toàn cho con người và môi trường, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng.
Mô tả sáng kiến mới
Thuyết minh tính mới của sáng kiến:Kết quả của sáng kiến là dự thảo QCVN áp dụng cho các thiết bị ra đa trong hệ thống VTS/CS/HS. Đây là cơ sở để Bộ ban hành QCVN cho thiết bị ra đa trong hệ thống VTS/CS/HS giúp tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm chuyên ngành CNTT&TT nói riêng và chất lượng sản phẩm, hàng hóa nói chung.
Lĩnh vực áp dụng: Nêu rõ lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết (quy mô, địa điểm áp dụng).
Dự thảo QCVN khi được Bộ ban hành được áp dụng trong cả nước trong hoạt động đo kiểm, chứng nhận và công bố hợp quy, kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa… đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh danh thiết bị ra đa trong hệ thống VTS/CS/HS trên lãnh thổ Việt Nam.
Khả năng áp dụng: Đề tài KHCN này đã được nghiệm thu cấp Bộ trong năm 2016, hiện đang thực hiện các thủ tục để ban hành QCVN góp phần bảo đảm tính tương thích của sản phẩm trong kết nối, an toàn mạng viễn thông quốc gia, an ninh thông tin, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên phổ tần số vô tuyến điện, an toàn cho con người và môi trường, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng.
Hiệu quả kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng thiết bị ra đa trong hệ thống VTS/CS/HS sử dụng tại Việt Nam, từ đó hạn chế các nguyên nhân gây can nhiễu, đảm bảo sự hoạt động ổn định của hệ thống giám sát bờ biển.
Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến:Dự thảo QCVN là sở cứ để Bộ ban hành QCVN bắt buộc áp dụng cho thiết bị ra đa trong hệ thống VTS/CS/HS trên phạm vi cả nước từ đó góp phần tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa chuyên ngành CNTT&TT.
Kiến nghị, đề xuất: Bộ sớm xét xét, ban hành QCVN cho thiết bị này nhằm triển khai áp dụng trong thực tế.
3.4.5. Sáng kiến: “Nghiên cứu, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần 40 - 246 GHz, mã số: 14-16-KHKT-TC”
Quyết định công nhận sáng kiến: 710/QĐ-CVT ngày 24/11/2016.
Đặt vấn đề: Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng thiết bị vô tuyến cự ly ngắn (SRD) ở dải tần số cao tăng nhanh, tạo nên sự thay đổi căn bản về chất lượng sản phẩm và số lượng các nhà cung cấp thiết bị. Do nhu cầu sử dụng SRD tăng mạnh, đồng thời nhiều công nghệ mới trong lĩnh vực vô tuyến cự ly ngắn xuất hiện, như WPAN, UWB, SRR (SR Radar systems), do vậy cần thiết phải tạo lập sự hài hòa trong việc sử dụng tần số vô tuyến, đảm bảo tuân thủ những quy định về phòng chống nhiễu cho các hệ thống thiết bị khác nhau hoạt động trong cùng một khu vực hoặc các khu vực gần nhau.
Trên thực tế, các thiết bị SRD thường phải dùng chung băng tần số với các thiết bị không dây khác, nên việc chống nhiễu cho chúng và cho các hệ thống sử dụng chung băng tần trở nên rất quan trọng. Đặc biệt, khi thiết kế, chế tạo các thiết bị SRD mới trong lĩnh vực y học, chúng ta còn phải chú ý đúng mức đến các tiêu chí có liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người. Giống như các thiết bị vô tuyến điện khác, các thiết bị SRD cần đáp ứng các yêu cầu chung của một thiết bị đầu cuối vô tuyến và viễn thông (R&TTE), vì vậy, thiết bị SRD là một trong những đối tượng cần được quản lý về tần số hoạt động và mức bức xạ theo các quy định riêng của mỗi quốc gia.
Hiện chưa có quy chuẩn quốc gia về vô tuyến cho thiết bị SRD hoạt động từ dải tần 40 GHz trở lên (QCVN 47:2011/BTTTT chỉ áp dụng cho thiết bị vô tuyến có băng tần nhỏ hơn 40 GHz), do đó việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về vô tuyến cho các thiết bị SRD hoạt động ở dải tần 40GHz - 246GHz là cần thiết nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông.
Thực hiện nhiệm vụ nêu trên, tôi đã tham gia nghiên cứu hoàn thiện dự thảo QCVN thông qua các nội dung sau:
- Nghiên cứu, đánh giá tình hình sử dụng và quản lý chất lượng đối với thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần 40 - 246 GHz trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu, tìm hiểu về các quy định quản lý, tần số hoạt động tại Việt Nam đối với các thiết bịvô tuyến cự ly ngắn trong dải tần 40 - 246 GHz.
- Rà soát, tổng hợp tình hình tiêu chuẩn hóa của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế.
- Nghiên cứu, xác định sở cứ để làm tài liệu tham chiếu chính.
- Xây dựng các yêu cầu chung và phương pháp đo kiểm đánh giá thiết bị.
- Xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật.
Thực trạng nội dung cần nghiên cứu: Thiết bị SRD thuộc “Danh mục sản phẩm, hàng hóa công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy” quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT/BTTTT ngày 19/03/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông do đó bắt buộc phải thực hiện chứng nhận và công bố hợp quy. Tuy nhiên, hiện tại chưa có QCVN dành riêng cho thiết bị SRD hoạt động trong dải tần 40 – 246 GHz bên cạnh đó Thiết bị SRD thường hoạt động trong dải tần được “miễn giấy phép sử dụng tần số”, tuy nhiên, dải tần này tại mỗi quốc gia lại tương đối khác nhau cùng với đó, thiết bị SRD được sản xuất bởi nhiều nhà sản xuất, tuân thủ các tiêu chuẩn khác nhau. Do đó, để phù hợp với yêu cầu quản lý đảm bảo tính tương thích cần thiết phải xây dựng quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam dành cho nhóm thiết bị này
Mô tả sáng kiến mới
Thuyết minh tính mới của sáng kiến: Kết quả của sáng kiến là dự thảo QCVN, đây là cơ sở để Bộ ban hành QCVN về RF cho thiết bị SRD hoạt động trên dải tần 40 – 246 GHz giúp tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm chuyên ngành CNTT&TT nói riêng và chất lượng sản phẩm, hàng hóa nói chung.
Lĩnh vực áp dụng: Dự thảo QCVN khi được Bộ ban hành được áp dụng trong cả nước trong hoạt động đo kiểm, chứng nhận và công bố hợp quy, kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa… đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh danh thiết bị SRD hoạt động trên dải tần 40 – 246 GHz trên lãnh thổ Việt Nam.
Khả năng áp dụng: Dự thảo QCVN có tính thực tiễn cao, góp phần quản lý nhóm thiết bị có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ TTTT mà chưa có QCVN áp dụng.
Hiệu quả kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng sáng kiến: Dự thảo QCVN là sở cứ để Bộ ban hành QCVN cho thiết bị SRD hoạt động trên dải tần 40 – 246 GHz, nhằm bảo đảm tính tương thích của sản phẩm trong kết nối, an toàn mạng viễn thông quốc gia, an ninh thông tin, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên phổ tần số vô tuyến điện, an toàn cho con người và môi trường, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng.
Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến là sở cứ để Bộ ban hành QCVN bắt buộc áp dụng cho thiết bị SRD hoạt động trên dải tần 40 – 246 GHz trên phạm vi cả nước từ đó góp phần tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa chuyên ngành CNTT&TT, bảo vệ người tiêu dùng.
Kiến nghị, đề xuất: Bộ sớm xét xét, ban hành QCVN cho thiết bị này nhằm triển khai áp dụng trong thực tế.
3.5. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và công tác chuyên môn khác
+ Chủ trì xây dựng thông tư 30/2011/TT-BTTTT, thông tư 31/2011/TT-BTTTT: có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý chất lượng sản phẩm chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông, góp phần đảm bảo an toàn trong kết nối, an toàn mạng viễn thông quốc gia, an ninh thông tin, đảm bảo tương thích về điện từ trường, sử dụng hiệu quả phổ tần số, an toàn cho con người và môi trường. Bên cạnh đó, các quy định tại thông tư khá rõ ràng, minh bạch và tiếp cận với các phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước xuất khẩu nên không xuất hiện vướng mắc hoặc điểm bất khả thi trong quá trình thực thi. Các tổ chức, cá nhân đã có ý thức và trách nhiệm hơn với sản phẩm do mình cung cấp, ý thức của người sử dụng về chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao.
+Chủ trì xây dựng thông tư 12/2017/TT-BTTTT ngày 23/06/2017 sửa đổi thông tư 17/2011/TT-BTTTT, thông tư 14/2017/TT-BTTTT ngày 23/06/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông: Kiểm định thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện là biện pháp quản lý nhà nước nhằm đảm bảo an toàn, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường. Các quy định về kiểm định tại các Thông tư nêu trên đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe người dân trong môi trường sóng điện từ do các trạm gốc sinh ra, trong đó Thông tư số 17/2011/TT-BTTTT đã góp phần đưa công tác kiểm định đi vào thực chất, tránh lãng phí cho doanh nghiệp và các tổ chức kiểm định. Theo quy định tại Thông tư 17/2011/TT-BTTTT, các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng mà trong bán kính 100 m tính từ anten bất kỳ của các trạm gốc lắp đặt tại vị trí đó có công trình xây dựng trong đó có người sinh sống, làm việc thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục kiểm định. Với quy định này thì số trạm gốc không bắt buộc kiểm định chiếm khoảng 10-15% tổng số trạm gốc.
Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế triển khai công tác kiểm định và kết hợp với phương pháp tính toán lý thuyết khoa học, tôi đã chủ trì xây dựng thông tư 12/2017/TT-BTTTT, theo quy định tại thông tư, tổng số trạm gốc không bắt buộc kiểm định chiếm khoảng 30-35% tổng số trạm gốc, nhờ đó giảm được đáng kể khối lượng kiểm định cho các doanh nghiệp viễn thông trên toàn quốc, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệm và nhờ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành dịch vụ để có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn cho người tiêu dùng với giá rẻ hơn, đồng thời vẫn đạt được mục tiêu đảm bảo quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, đảm bảo sức khỏe người dân cả nước trong môi trường sóng điện từ.
+ Tham gia góp ý xây dựng Luật, Nghị định và các văn bản do Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ khác xây dựng.
+ Tham gia công tác rà soát cải cách thủ tục hành chính; đề xuất sửa đổi thủ tục chứng nhận và công bố hợp quy.
+ Tổ chức thực hiện công tác chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn và tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy theo uỷ quyền của Cục trưởng.
+ Tổ chức thực hiện công tác kiểm định thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện trên địa bàn được phân công của Trung tâm.
+ Tổ chức triển khai nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng để áp dụng tại các Trung tâm thực thi chứng nhận của Cục.
+Trong giai đoạn 2012 - 2017, triển khai chủ trương của Bộ Thông tin và Truyền thông về tăng cường phối hợp quản lý nhà nước về viễn thông giữa Cục Viễn thông và các Sở Thông tin và Truyền thông, đã tích cực chỉ đạo việc đàm phán, thực hiện việc ký kết và triển khai hợp đồng phối hợp với 28 Sở Thông tin và Truyền thông, phối hợp với các Phòng chuyên môn thuộc Cục và các Sở Thông tin Truyền thông tổ chức hội nghị phổ biến văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn quản lý.
4. Những thành tích đạt được của đơn vị được giao quản lý
Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận một luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao cả về mặt chuyên môn và tài chính. Đối với công tác quản lý chất lượng sản phẩm, Trung tâm đã đưa công tác chứng nhận và công bố hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn ngày càng đi vào quy củ, chuẩn hóa. Hàng năm Trung tâm đã thực hiện giải quyết đúng hạn hàng ngàn bộ hồ sơ chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn, công bố hợp quy, đảm bảo việc thực thi các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm được thực thi nghiêm túc. Trung tâm đã áp dụng tin học hóa vào công tác chứng nhận và công bố bằng việc sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu giúp cho công tác luân chuyển hồ sơ trong quá trình xử lý cũng như lưu trữ, tra cứu các thông tin về hồ sơ rõ ràng và thuận tiện vượt bậc.
Đối với công tác kiểm định, các cán bộ trong Trung tâm rất chú trọng vào công tác lập kế hoạch, thiết kế cung đường đi sao cho hợp lý, tiết kiệm thời gian và các nguồn lực... Do vậy dù còn hạn chế về nguồn lực như phương tiện vận chuyển, về nhân sự, nhưng bằng chỉ đạo quyết liệt của cá nhân cũng sự nỗ lực của toàn thể Trung tâm, đã hoàn thành tốt các kế hoạch kiểm định đặt ra, đảm bảo sự an toàn bức xạ của các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng đối với người dân.
Các thông tin về quy trình thủ tục cũng thường xuyên được cập nhật trên website và bằng các văn bản hướng dẫn giúp cho khách hàng ngày càng dễ dàng tiếp cận với các thủ tục hành chính do Trung tâm thực hiện.
Đối với kết quả tài chính, trong giai đoạn 2013-2017 hàng năm đơn vị đều hoàn thành vượt dự toán được giao: 2013 đạt 115%, 2014 đạt 106%, 2015 đạt 125%, 2016 đạt 117%, 2017 đạt 130% dự toán được giao.
Với những kết quả công tác nêu trên, trong giai đoạn 2011 – 2017, đơn vị do tôi phụ trách đã nhận được liên tục nhận được đánh giá tích cực của các cấp, cụ thể: đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc liên tiếp các năm 2013 (QĐ 1805/QĐ-BTTTT ngày 23/12/2013 của Bộ TTTT), 2014 (QĐ 1929/QĐ-BTTTT ngày 18/12/2014 của Bộ trưởng Bộ TTTT), 2015 (QĐ 74/QĐ-BTTTT ngày 16/01/2016 của Bộ trưởng Bộ TTTT), 2016 (QĐ 194/QĐ-BTTTT ngày 27/02/2017 của Bộ trưởng Bộ TTTT), 2017 (
QĐ 258/QĐ-BTTTT ngày 27/02/2018 của Bộ TTTT).
III. THAM GIA CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA
- Thực hiện nghiêm túc công tác thi đua hàng năm theo kế hoạch và đăng ký thi đua chung của Cục Viễn thông.
- Tích cực thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị.
- Thực hiện “xây dựng kế hoạch các nhân thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và kế hoạch cá nhân làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo hướng dẫn số 02-HD-TG ngày 21/11/2016 của Ban Tuyên giáo Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương
IV. CÔNG TÁC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ:
1.Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước
- Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật các văn bản về chính sách, Pháp luật của Nhà nước để luôn chấp hành đúng chính sách, Pháp luật của Nhà nước, tuân thủ và áp dụng chế độ dân chủ trong cơ quan, cũng như hướng dẫn về chuyên môn đối với cán bộ thuộc Trung tâm để đảm báo các quy định pháp luật được tôn trọng thực hiện.
2.Công tác chăm lo đời sống cán bộ, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện:
- Chủ trì nhiều hoạt động chăm lo đời sống người lao động của đơn vị như: thăm hỏi kịp thời thân nhân của cán bộ khi bị ốm hoặc thai sản; kịp thời động viên chúc mừng cán bộ, chị em phụ nữ nhân các dịp cưới xin hoặc các ngày Quốc tế phụ nữ, ngày Phụ nữ việt nam… quan tâm đến nguyện vọng tâm tư của từng cán bộ để bố trí công việc phù hợp…
- Đề xuất các ý tưởng về hoạt động từ thiện, trong đó có các hoạt động như thăm hỏi các cháu khuyết tật ở Trung tâm chăm sóc trẻ em khuyết tật Thụy An ở Ba Vì, Hà Nội
- Thường xuyên tham gia các phòng trào do Công đoàn Bộ và Công đoàn Cục phát động như ủng hộ đồng bào bão lụt, vì người nghèo, như ủng hộ đồng bào lũ lụt …
- Tích cực tham gia phong trào do Đảng và Công đoàn phát động: phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh….
3. Công tác xây dựng Đảng và Đoàn thể: nêu vai trò, kết quả hoạt động và xếp loại của tổ chức Đảng, đoàn thể
- Với vai trò là Bí thư chi Bộ Kiểm định và Chứng nhận 1, tôi đã tích rất tích cực trong công tác xây dựng Đảng, Chi bộ ngày càng lớn mạnh, số lượng đảng viên từ 6 người năm 2011, đến 2017 Chi bộ đã có 13 đảng viên chính thức. Một số kết quả tiêu biểu như sau:
+ Năm 2014: Chi bộ đã hoàn thành hồ sơ và tổ chức kết nạp Đảng cho 04 quần chúng ưu tú, và tiếp tục thực hiện theo dõi phát triển thêm 02 quần chúng ưu tú để xem xét bồi dưỡng đề xuất kết nạp Đảng, cử 02 đồng chí đi học lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng;
+ Năm 2015: Hoàn thành hồ sơ cho 02 quần chúng ưu tú và tổ chức kết nạp Đảng cho 01 quần chúng ưu tú, và tiếp tục thực hiện theo dõi phát triển thêm 02 quần chúng ưu tú để xem xét bồi dưỡng đề xuất kết nạp Đảng, cử 06 đồng chí đi học lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng
+ Năm 2016: hoàn thành hồ sơ cho 03 quần chúng ưu tú và tổ chức kết nạp Đảng cho 03 quần chúng ưu tú, và tiếp tục thực hiện theo dõi phát triển thêm các quần chúng ưu tú để xem xét bồi dưỡng đề xuất kết nạp Đảng, cử 04 đồng chí đi học lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng.
+ Năm 2017: Hoàn thành các thủ tục chuyển đảng chính thức cho 3 đảng viên, hoàn thành thẩm tra và hoàn thiện hồ sơ để chuẩn bị kết nạp 02 quần chúng ưu tú vào Đảng.
- Ngoài ra, bản thân rất tích cực trong việc tham gia các hoạt động của Công đoàn, đoàn thanh niên. Luôn ủng hộ các hoạt động và đóng góp nhiều ý tưởng cho hoạt động của các tổ chức này.
V. NÊU VÀ PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN ĐẠT ĐƯỢC THÀNH TÍCH NÊU TRÊN CỦA CÁ NHÂN
- Về mặt khách quan: Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Viễn thông, sự phối hợp chặt chẽ của các phòng chuyên môn của Cục, cũng như các đơn vị có liên quan bao gồm Vụ Khoa học Công Nghệ, Vụ Kế hoạch – Tài chính, các phòng thuộc Trung tâm. Lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông, Kiểm định là lĩnh vực luôn có sự phát triển nhanh, thay đổi nhiều. Nhờ sự chỉ đạo, phối hợp của các đơn vị hữu quan nên đơn vị luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Về mặt chủ quan: Bản thân luôn cố gắng học tập, nghiên cứu một cách sâu sắc các vấn đề liên quan đến chuyên môn, luôn chủ động đề xuất và đăng ký thực hiện các đề tài khoa học, các giải pháp để hoàn thành các nhiệm vụ và được các cấp lãnh đạo chỉ đạo kịp thời, đóng góp những ý kiến quý báu để cá nhân có thể hoàn thành nhiệm vụ.
VI- CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG
Với sự nỗ lực của bản thân trong công tác, trong giai đoạn 2011 -2017 tôi liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Kết quả đạt được trong công tác thi đua trong giai đoạn như sau:
1. Danh hiệu thi đua:
Năm
|
Danh hiệu thi đua
|
Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định
|
1. Khen thưởng chuyên môn
|
2011
|
Chiến sĩ thi đua cơ sở
|
Quyết định số 183/QĐ-CVT ngày 22/12/2011 của Cục trưởng Cục Viễn thông
|
2012
|
Chiến sĩ thi đua cơ sở
|
Quyết định số 626/QĐ-CVT ngày 26/12/2012 của Cục trưởng Cục Viễn thông
|
|
Chiến sĩ thi đua Bộ TT & TT giai đoạn 2011-2013
|
Quyết định số 786/QĐ-CVT ngày 11/06/2014 của Bộ trưởng Bộ TT & TT
|
2014
|
Chiến sĩ thi đua cơ sở
|
Quyết định số 489/QĐ-CVT ngày 31/12/2014 của Cục trưởng Cục Viễn thông
|
2015
|
Chiến sĩ thi đua cơ sở
|
Quyết định số 586/QĐ-CVT ngày 31/12/2015 của Cục trưởng Cục Viễn thông
|
2016
|
Chiến sĩ thi đua Bộ TT & TT giai đoạn 2014-2016
|
Quyết định số 1233/QĐ-BTTTT ngày 28/07/2017 của Bộ trưởng Bộ TT & TT
|
2017
|
Chiến sĩ thi đua cơ sở
|
Quyết định số 796/QĐ-CVT ngày 29/12/2017 của Cục trưởng Cục Viễn thông
|
2. Khen thưởng về Đảng
|
2015
|
Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
|
Quyết định số 65/QĐ-ĐU ngày 31/12/2015 của Đảng ủy Cục Viễn thông
|
2016
|
Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
|
Quyết định số 225 /QĐ-ĐU ngày 29/12/2016 của Đảng ủy Cục Viễn thông
|
2017
|
Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
|
Quyết định số 391 /QĐ-ĐU ngày 29/12/2017 của Đảng ủy Cục Viễn thông
|
2. Hình thức khen thưởng
Năm
|
Hình thức khen thưởng
|
Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
|
1. Khen thưởng chuyên môn
|
2012
|
Bằng khen của Bộ trưởng giai đoạn 2010-2011
|
Quyết định số 829/QĐ-BTTTT ngày 16/05/2012 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
|
2013
|
Bằng khen của Thủ tướng giai đoạn 2008-2012
|
Quyết định số 2303/QĐ-TTg ngày 27/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ
|
2014
|
Bằng khen của Bộ trưởng giai đoạn 2012-2013
|
Quyết định số 546/QĐ-BTTTT ngày 07/05/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
|
|
|
|
2. Khen thưởng về Đảng
|
2015
|
Giấy khen của Đảng ủy Cục
|
Quyết định số 67/QĐ-ĐU ngày 31/12/2015 của Đảng ủy Cục Viễn thông
|
2016
|
Giấy khen của Đảng ủy Cục
|
Quyết định số 227/QĐ-ĐU ngày 29/12/2016 của Đảng ủy Cục Viễn thông
|
|
Giấy khen của Đảng ủy Cục
|
Quyết định số 393/QĐ-ĐU ngày 29/12/2017 của Đảng ủy Cục Viễn thông
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN XÁC NHẬN
(Ký, đóng dấu)
|
|
NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH
(Ký, ghi rõ họ và tên)
Bùi Ngọc Dũng
|
|
|
|
|
|
|
|