Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Thứ hai, ngày 11/12/2023

Lấy ý kiến nhân dân về việc xét tặng Huân chương Lao động "BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ CHỦ TỊCH NƯỚC TẶNG THƯỞNG HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG NHẤT"

Các ý kiến đóng góp

 
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ CHỦ TỊCH NƯỚC TẶNG THƯỞNG HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG NHẤT
 
Tên đơn vị: Bộ Thông tin và Truyền thông
 
I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm, tình hình
- Địa điểm trụ sở: Số 18 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 024.39437097                  Fax: 024.38263477
- Địa chỉ Cổng thông tin điện tử: http://mic.gov.vn
- Quá trình thành lập và phát triển:
Vào ngày 28/8/1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã ra tuyên cáo trước quốc dân đồng bào cũng như toàn thế giới về việc thành lập Chính phủ nước Việt Nam mới và công bố danh sách nội các thống nhất quốc gia gồm các Bộ, ngành, trong số đó có Bộ Thông tin - Tuyên truyền với chức năng làm công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động nhân dân kháng chiến cứu quốc.
Tiền thân của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày nay là các cơ quan mang đậm chất Bưu điện như: Nha Bưu điện (1945), Nha Bưu điện - Vô tuyến điện (1951), Tổng cục Bưu điện (1968), Tổng cục Bưu điện thuộc Bộ Giao thông vận tải (1990), Tổng cục Bưu điện (1992). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, ngành Thông tin và Truyền thông đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, thực hiện trọn vẹn sứ mệnh cao cả của cách mạng được Đảng, Nhà nước và Bác Hồ tin tưởng giao phó.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hào hùng của dân tộc, các thế hệ cán bộ công nhân viên chức của ngành Thông tin và Truyền thông đã đem tất cả sức lực, trí tuệ và cả xương máu của mình, vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn hiểm nguy trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, xây dựng và giữ vững huyết mạch thông tin phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, góp phần đắc lực vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Gần 10.000 người con ưu tú của ngành Bưu điện và phóng viên đã anh dũng hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Thông tin và Truyền thông là ngành có nhiều liệt sĩ nhất đã hy sinh trong chiến tranh, chỉ sau quân đội.
Trải qua nhiều lần chia tách, sát nhập, với nhiều tên gọi khác nhau, đến năm 2002, Bộ Bưu chính - Viễn thông được thành lập thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia. Để phù hợp với yêu cầu mới, ngày 02/8/2007, Quốc hội đã chính thức phê chuẩn việc thành lập Bộ Thông Tin và Truyền Thông trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Bộ Bưu chính, Viễn thông và tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Bộ Văn hóa - Thông tin. Lịch sử ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam lại bước sang một trang mới. Việc thành lập Bộ Thông Tin và Truyền thông thể hiện tư duy mới trong quản lý đa ngành, đa lĩnh vực theo hướng tinh gọn bộ máy quản lý hành chính, tăng tính trách nhiệm và hiệu quả quản lý phù hợp với xu thế phát triển và hội tụ giữa công nghiệp nội dung và hạ tầng truyền thông của thế giới.
Căn cứ lịch sử ra đời của ngành và thể theo nguyện vọng của lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động ngành Thông tin và Truyền thông, ngày 19/2/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 258/QĐ-TTg lấy ngày 28/8 hàng năm là Ngày truyền thống Ngành Thông tin và Truyền thông là một quyết định rất quan trọng ghi nhận những thành tựu đã đạt được trong chặng đường phát triển mạnh mẽ của Ngành -  Ngành mà trong bất kỳ giai đoạn cách mạng nào, cũng đều phải gánh vác trên vai sứ mệnh rất quan trọng, góp phần huy động sức mạnh toàn dân tộc cả về tinh thần (báo chí, xuất bản) và vật chất (công nghệ, kỹ thuật).
2. Chức năng, nhiệm vụ
2.1. Vị trí và chức năng
Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản, in, phát hành; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình, thông tin điện tử, thông tấn, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở và quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông, cụ thể sau đây:
(1). Trình Chính phủ dự án Luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, dự án Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo Nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ và các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
(2). Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng quốc gia, chương trình, đề án về cung cấp dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực; các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
(3). Ban hành các thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
(4). Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thông tin, tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
(5). Về báo chí (bao gồm báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, bản tin thông tấn:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển và quản lý báo chí trong cả nước, văn phòng đại diện cơ quan thường trú ở nước ngoài của các cơ quan báo chí Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Tổ chức thông tin cho báo chí và quản lý thông tin của báo chí; thực hiện việc đo kiểm và công bố số liệu liên quan đến hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn kỹ thuật về biện pháp, quy trình bảo quản thông tin và hệ thống quản lý thông tin trong thực hiện quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;
d) Ban hành quy chế tổ chức hội thi, hội thảo, liên hoan báo chí;
đ) Kiểm tra báo chí lưu chiểu; quản lý hệ thống lưu chiểu báo chí in quốc gia; thực hiện lưu chiểu điện tử báo nói, báo hình, báo điện tử theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc tổ chức thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình; cấp, thu hồi thẻ nhà báo; chấp thuận việc họp báo theo quy định của pháp luật về báo chí;
g) Hướng dẫn việc hoạt động của báo chí và nhà báo trong cả nước, phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động báo chí của người nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;
h) Có ý kiến về việc bổ nhiệm người đứng đầu các cơ quan báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí;
i) Quản lý nội dung, chất lượng và giá dịch vụ phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật.
(6). Về xuất bản (bao gồm xuất bản, in, phát hành):
a) Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành theo quy định của pháp luật;
c) Xác nhận và quản lý đăng ký xuất bản của nhà xuất bản, đăng ký hoạt động cơ sở in, đăng ký hoạt động in đối với sản phẩm không phải cấp phép, đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm, đăng ký hoạt động xuất bản điện tử, phát hành xuất bản phẩm điện tử theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức thẩm định xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật; tổ chức kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và quản lý việc lưu chiểu xuất bản phẩm; tổ chức việc đặt hàng và đưa xuất bản phấm tới vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo; tổ chức hội chợ xuất bản phẩm cấp quốc gia và quản lý việc phát hành xuất bản phẩm ra nước ngoài theo quy định của pháp luật;
đ) Quyết định đình chỉ, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành và tiêu hủy xuất bản phẩm vi phạm pháp luật;
e) Cấp, gia hạn, thu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập theo quy định của pháp luật;
g) Quản lý các hoạt động hỗ trợ xuất bản theo quy định của pháp luật;
h) Có ý kiến về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Giám đốc (Giám đốc), Tổng Biên tập nhà xuất bản.
(7). Về thông tin đối ngoại:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án thông tin đối ngoại;
b) Hướng dẫn nội dung và việc cung cấp thông tin đối ngoại cho các cơ quan thông tấn, báo chí của Việt Nam;
c) Chủ trì, phối hợp kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan báo chí, xuất bản trong và ngoài nước;
d) Xây dựng cơ chế trao đổi, phối hợp, cung cấp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước với các cơ quan báo chí;
đ) Theo dõi, tổng họp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc tổ chức cung cấp thông tin giải thích, làm rõ các thông tin sai lệch về Việt Nam trên các lĩnh vực.
(8). Về quảng cáo:
a) Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật;
b) Cấp, gia hạn, sửa đổi bổ sung, thu hồi giấy phép ra kênh, chương trình quảng cáo đối với báo nói, báo hình; thông báo ra phụ trương chuyên quảng cáo đối với báo in.
(9). Về thông tin điện tử:
a) Quản lý về dịch vụ trò chơi điện tử và dịch vụ nội dung thông tin, ứng dụng cung cấp thông tin trên mạng viễn thông, mạng Internet theo quy định của pháp luật;
b) Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ, đình chỉ và thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận về trò chơi điện tử trên mạng và thông tin điện tử trên mạng theo quy định của pháp luật.
(10). Về thông tin cơ sở và hệ thống đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về hoạt động thông tin cơ sở;
b) Xây dựng các nội dung thông tin tuyên truyền thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ và hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện;
c) Hướng dẫn việc xây dựng và hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở: Đài truyền thanh cấp xã; bản tin thông tin cơ sở; tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở; thông tin trực tiếp qua báo cáo viên, tuyên truyền viên thông tin cơ sở; bảng tin công cộng và các hình thức hoạt động thông tin cơ sở khác và hệ thống đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện;
d) Tổ chức cung cấp thông tin, quản lý nội dung thông tin của hệ thổng thông tin cơ sở và hệ thống đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện trên phạm vi cả nước.
(11). Về bưu chính:
a) Hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra thực hiện cơ chế, chính sách, kế hoạch, dự án, đề án, chương trình về bưu chính; tổ chức kiểm tra danh mục, cơ chế hỗ trợ và hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật;
b) Quy định về giá cước và chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ bưu chính dành riêng, dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí, dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước và các dịch vụ bưu chính khác theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý tem bưu chính, an toàn trong hoạt động bưu chính theo thẩm quyền;
d) Quản lý bộ mã bưu chính quốc gia, bộ mã số tem bưu chính Việt Nam;
đ) Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép bưu chính; cấp, sửa đổi, bổ sung văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính;
e) Quy định theo thẩm quyền và hướng dẫn hoạt động của mạng bưu chính công cộng và mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước;
g) Phối hợp quản lý về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bưu chính, bảo vệ quyền lợi họp pháp của người sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định của pháp luật.
(12). Về viễn thông:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, cơ chế, chính sách phát triển viễn thông và Internet; quản lý thị trường viễn thông; ban hành danh mục, quy định phạm vi, đối tượng, giá cước dịch vụ viễn thông công ích và cơ chế, mức hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đầu tư hạ tầng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích; tổ chức, quản lý thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích do Nhà nước giao;
b) Chủ trì, phối hợp hướng dẫn và quản lý về cạnh tranh và giải quyết kiến nghị trong lĩnh vực viễn thông, ứng dụng viễn thông và Internet; bảo vệ quyền lợi người sử dụng dịch vụ viễn thông, ứng dụng viễn thông và Internet theo quy định của pháp luật;
c) Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ, đình chỉ và thu hồi các loại giấy phép viễn thông theo quy định của pháp luật;
d) Ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch và các quy định về quản lý và sử dụng kho số viễn thông và tên miền, địa chỉ Internet; phân bổ, thu hồi kho sổ viễn thông và tên miền, địa chỉ Internet; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về đấu giá, chuyến nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền Internet, quy định chi tiết về đấu giá kho sổ viễn thông, tài nguyên Internet và danh mục kho số viễn thông, tài nguyên Internet được đấu giá;
đ) Ban hành cơ chế, chính sách, quy định và tổ chức thực hiện quản lý giá cước và khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông và Internet theo quy định của pháp luật; kiểm soát, đình chỉ áp dụng giá cước viễn thông khi doanh nghiệp viễn thông áp đặt, phá giá giá cước viễn thông gây mất ổn định thị trường viễn thông, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông khác và Nhà nước. Chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo, kế toán, kiểm toán phục vụ hoạt động quản lý giá cước viễn thông và Internet;
e) Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý kết nối các mạng viễn thông;
g) Quy định theo thẩm quyền và hướng dẫn hoạt động của mạng viễn thông dùng riêng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước;
h) Hướng dẫn việc xây dựng, triển khai quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc chia sẻ và sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông;
i) Hướng dẫn, chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng, an ninh thông tin trong hoạt động viễn thông theo quy định của pháp luật;
k) Quản lý chất lượng viễn thông và Internet; xây dựng, quản lý, vận hành phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn chuyên ngành viễn thông và Internet;
l) Thiết lập, quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thu thập và quản lý số liệu viễn thông và hệ thống chuyển mạng di động giữ nguyên số thuê bao;
m) Thiết lập, quản lý, vận hành, khai thác đảm bảo an toàn hệ thống máy chủ tên miền quốc gia, trạm trung chuyển Internet quốc gia.
(13). Về tần số vô tuyến điện:
a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy hoạch truyền dẫn, phát sóng; quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phân chia băng tần phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Ban hành quy hoạch băng tần, quy hoạch phân kênh tần số, quy hoạch sử dụng kênh tần số, quy định về điều kiện phân bổ, ấn định và sử dụng tần số vô tuyến điện, băng tần số vô tuyến điện;
d) Quản lý chất lượng phát xạ vô tuyến điện, tương thích điện từ và an toàn bức xạ vô tuyến điện theo quy định của pháp luật;
đ) Quy định về điều kiện kỹ thuật, điều kiện khai thác các loại thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép, quy định điều kiện kỹ thuật (tần số, công suất phát) cho các thiết bị vô tuyến điện trước khi sản xuất hoặc nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam;
e) Quy định về đào tạo vô tuyến điện viên; chứng chỉ vô tuyến điện viên; đối tượng, điều kiện, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại chứng chỉ vô tuyến điện viên; công nhận chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải cho thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu mang cờ Việt Nam;
g) Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ, đình chỉ và thu hồi các loại giấy phép tần số vô tuyến điện;
h) Kiểm tra, kiểm soát tần số và thiết bị vô tuyến điện, xử lý nhiễu có hại;
i) Đăng ký tần số quốc tế, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh;
k) Trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.
(14). Về công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử;
b) Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách ưu đãi, ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin; công bố danh mục và xây dựng chương trình phát triến các sản phấm công nghệ thông tin trọng điểm;
c) Thẩm định các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, các nội dung xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, các dự án phát triển sản phẩm công nghệ thông tin dùng nguồn vốn khoa học và công nghệ của các bộ, ngành, địa phương;
d) Ban hành hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành tiêu chí đánh giá, chứng nhận về chức năng, tính năng kỹ thuật của sản phấm công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử; cơ chế chính sách quản lý và phát triển khu công nghệ thông tin tập trung;
đ) Cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, nhân lực công nghệ thông tin; ban hành, công nhận các chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin;
e) Tổ chức các hoạt động hỗ trợ xúc tiến đàu tư, xúc tiến thương mại về công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử;
g) Thực hiện quản lý chất lượng đối với sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử.
(15). Về ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng Chính phủ điện tử:
a) Hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, cơ chế, chính sách, các quy định về ứng dụng công nghệ thông tin; quy chế quản lý đầu tư, đánh giá hiệu quả đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn nhà nước; hỗ trợ doanh nghiệp và cộng đồng ứng dụng công nghệ thông tin;
b) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về Chính phủ điện tử; xây dựng, duy trì, cập nhật, tổ chức thực hiện Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; hướng dẫn xây dựng, thẩm định đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin, dự án, đề án xây dựng Chính phủ điện tử theo thẩm quyền, kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ, kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh; hướng dẫn xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ thông tin các cấp;
c) Xây dựng hệ thống thông tin đầu mối kết nối, hỗ trợ truy nhập thuận tiện các cơ sở dữ liệu quốc gia; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia;
d) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về kết nối liên thông, tích họp, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương; công bố theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ công bố danh mục thông tin, dữ liệu chia sẻ, dùng chung;
đ) Quản lý chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; chủ trì triển khai nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc Chương trình tổng thế, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước;
e) Quản lý chất lượng các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin; xây dựng, quản lý vận hành phòng thử nghiệm hệ thong thông tin;
g) Tổ chức xây dựng, quản lý và vận hành hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin, hạ tầng khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và các hệ thống thông tin, dữ liệu dùng chung do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;
h) Hướng dẫn các địa phương triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển, cung cấp các dịch vụ thành phố thông minh.
(16). Về an toàn thông tin:
a) Quản lý về an toàn thông tin; bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin, các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; phòng, chống thư rác; bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng; tổ chức thực hiện chức năng quản lý, điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc; chủ trì điều phối ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia, theo quy định của pháp luật.
b) Quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ an toàn thông tin; tổ chức kiểm định, đánh giá, cấp chứng nhận về an toàn thông tin; cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng trừ sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
c) Xây dựng và tổ chức vận hành các hệ thống đảm bảo an toàn thông tin; thẩm định về an toàn thông tin mạng trong hồ sơ thiết kế hệ thống thông tin, cấp độ an toàn hệ thống thông tin; quản lý công tác giám sát an toàn thông tin theo quy định của pháp luật.
d) Quy định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo thẩm quyền; chủ trì, phối họp với Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; tố chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quổc gia theo quy định của pháp luật; phối hợp với Bộ Công an bảo đảm an ninh, an toàn các công trình trọng điểm liên quan đến an ninh quốc gia trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin.
(17). Xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác mạng bưu chính, viễn thông dùng riêng, các hệ thống thông tin dùng riêng phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
(18). Phối hợp tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm báo chí, chương trình phát thanh, truyền hình đã mã hóa, xuất bản phẩm, tem bưu chính, sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông; đối với các phát minh, sáng chế thuộc các ngành, lĩnh vực quản lý của bộ.
(19). Tổ chức các giải thưởng và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.
(20). Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động thông tin và truyền thông vi phạm pháp luật.
(21). Ban hành và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, đề nghị công bố tiêu chuẩn quốc gia trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ; tham gia thỏa thuận công nhận lẫn nhau về đánh giá sự phù hợp với các nước; quy định về quản lý hoạt động đánh giá sự phù họp trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.
(22). Quản lý xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa thuộc các lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
(23). Quyết định các biện pháp huy động các mạng và dịch vụ, các phương tiện, thiết bị thông tin và truyền thông phục vụ các trường hợp khẩn cấp về an ninh quốc gia, thiên tai, địch họa theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
(24). Quản lý và triển khai các chương trình, đề án, dự án đầu tư trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật; xây dựng và ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí và các định mức chuyên ngành khác thuộc phạm vi quản lý của bộ; tổ chức thực hiện việc thu thập, khai thác thông tin phục vụ quản lý nhà nước và quản lý công tác thống kê chuyên ngành theo quy định củã pháp luật.
(25). Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của bộ, phối hợp với Bộ Tài chính lập, tổng hợp dự toán chi sự nghiệp thông tin (báo chí, xuất bản, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở) của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để Chính phủ trình Quốc hội; quản lý tài sản được giao; quản lý, tổ chức thực hiện và quyết toán ngân sách nhà nước, các nguồn vốn, quỹ theo quy định của pháp luật.
(26). Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
(27). Tổ chức xây dựng, thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, phát triển các sản phẩm công nghệ cao, đổi mới công nghệ và bảo vệ môi trường trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.
(28). Về dịch vụ sự nghiệp công:
a) Quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng, ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý làm cơ sở ban hành giá dịch vụ sự nghiệp công theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn các tổ chức thực hiện dịch vụ sự nghiệp công theo quy định của pháp luật.
(29). Về doanh nghiệp:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện;
b) Phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu, đề án sắp xếp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông và chỉ đạo tổ chức thực hiện theo phân công, phân cấp;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với ngành, nghề kinh doanh, dịch vụ có điều kiện và xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền;
d) Thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
(30). Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với hội, các tổ chức phi Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
(31). Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo chức năng quản lý nhà nước của bộ.
(32). Quyết định và chỉ đạo thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đề xuất hoặc quyết định theo thẩm quyền việc thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.
(33). Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực quản lý của bộ; thực hiện dự báo nhu cầu và quy hoạch phát triển nhân lực thông tin và truyền thông.
(34). Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
(35). Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt, sau 20 năm thành lập, cùng với các phong trào thi đua, Bộ Thông tin và Truyền thông luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, của các bộ, ban, ngành Trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các đồng chí lãnh đạo Bộ qua các nhiệm kỳ, sự đoàn kết một lòng của Đảng bộ và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành Thông tin và Truyền thông; tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức; trong lãnh đạo, chỉ đạo đã quán triệt và vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của Bộ Thông tin và Truyền thông, đã đạt được những thành tựu quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực được giao.
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
1.   Kết quả đạt được trong 20 năm qua (2002 - 2022)
Đảng bộ, chính quyền và đội ngũ công chức, viên chức, người lao động toàn Ngành Thông tin và Truyền thông đã đoàn kết một lòng, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu, trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và truyền thống vẻ vang của ngành Bưu điện, ngành Thông tin và Truyền thông qua các thời kỳ; với truyền thống “Trung thành, Dũng cảm, Tận tụy, Sáng tạo, Nghĩa tìnhvà phương châm hành động “Làm gương, Kỷ cương, Trọng tâm, Bứt phá”, tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế, chủ động sáng tạo, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và quyết tâm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó, giành được nhiều thành tựu quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực, từng bước khẳng định và nâng cao vị thế, vai trò của Bộ Thông tin và Truyền thông trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần cùng cả nước sớm đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển.
Từ khi thành lập Bộ Bưu chính Viễn thông - sau là Bộ Thông tin và Truyền thông đến nay, với 20 năm hình thành và phát triển, Bộ Thông tin và Truyền thông đã lập được nhiều thành tích quan trọng, nổi bật, điển hình được thể hiện qua dấu mốc quan trọng của các lĩnh vực quản lý Nhà nước thuộc Bộ sau đây:
1.1.     Giai đoạn 2002 - 2016
- Luật Công nghệ thông tin được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006.
- Từ ngày 01/01/2008, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức đi vào hoạt động.
- Tháng 4/2008, vệ tinh VINASAT1 đã được phóng thành công lên vũ trụ, tiếp đó vệ tinh VINASAT2 cũng đã được phóng thành công vào năm 2012. Việc phóng thành công 2 vệ tinh đã khẳng định vững chắc chủ quyền trên không gian của Việt Nam.
- Ngày 02/5/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 65/2008/QĐ-TTg về cung ứng dịch vụ Bưu chính công ích, xác định lộ trình phấn đấu của ngành Bưu chính với quyết tâm vươn lên giảm dần bù lỗ, tiến tới cho lãi vào năm 2013.
- Tháng 10/2008, thành lập Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (nay là Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử); Cục Thông tin đối ngoại.
- Ngày 16/01/2009, Chính phủ công bố lộ trình chuyển đổi công nghệ Phát thanh truyền hình tương tự sang Phát thanh truyền hình số.
- Tháng 7/2009, Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung hoàn thiện Đề án Chiến lược tăng tốc đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT&TT trước năm 2020.
- Năm 2009, dịch vụ thông tin di động thế hệ thứ 3 (3G) chính thức được cung cấp tại Việt Nam.
- Ngày 15/9/2009, Chứng thực chữ ký số đã được triển khai tại Việt Nam.
- Ngày 23/11/2009, Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2010.
- Ngày 17/6/2010, Luật Bưu chính đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011.
- Ngày 20/11/2012, Luật Xuất bản đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 và thay thế Luật Xuất bản số 30/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2008/QH12.
- Ngày 19/11/2015, Luật An toàn thông tin mạng đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.
- Ngày 05/4/2016, Luật Báo chí đã được Quốc hội nước nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, thay thế Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/1999/QH10.
- Việt Nam 2 lần đoạt giải thưởng cao nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU vào năm 2010 và 2016 tại cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 39 và 45. Trước đó, tháng 10/2009, Việt Nam cũng đã đoạt giải Nhì cuộc thi Viết thư bưu chính thế giới lần thứ 38.
- Năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức cấp phép 4G trên băng tần 1800 MHz cho các nhà mạng VNPT, Viettel, MobiFone và Gtel. Năm 2017, mạng 4G được đồng loạt triển khai mạnh mẽ tại Việt Nam.
- Tháng 12/2017 đánh dấu mốc 20 năm Interrnet có mặt tại Việt Nam. Đến nay, sau 20 năm, Việt Nam hiện có khoảng trên 50 triệu người dùng Internet, chiếm 54% dân số, cao hơn mức trung bình 46,64% của thế giới, nằm trong tốp những quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng người dùng Internet cao nhất tại Châu Á.
- Đổi thành công mã vùng điện thoại cố định. Từ 11/2/2017 đến 31/8/2017, 59 tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã được quy hoạch chuyển đổi mã vùng điện thoại mới. Đây là hoạt động nhằm đảm bảo kho số viễn thông được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của thị trường, công nghệ. Đồng thời, việc chuyển đổi mã vùng sẽ giúp độ dài mã vùng được nhất quán, đáp ứng thông lệ quốc tế.
- Triển khai Đề án Số hóa truyền hình mặt đất nhằm mục tiêu chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số theo hướng hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ đảm bảo cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu hưởng thụ của người dân.
1.2.     Giai đoạn 2016 - 2021
Giai đoạn 2016 - 2021, ngành Thông tin và Truyền thông (TTTT) tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ. Toàn Ngành đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Mạng lưới bưu chính, viễn thông và hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia đã có những bước phát triển nhanh chóng, vững chắc trên phạm vi cả nước. Công nghệ thông tin (CNTT), công nghệ số đã có sự phát triển mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội từ trung ương đến địa phương, từ các cá nhân, tổ chức đến các doanh nghiệp, cơ quan đơn vị trong bộ máy chính quyền. Đặc biệt, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia do ngành TTTT chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện với mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số lớn mạnh của Việt Nam để vươn ra thế giới đã được lan tỏa sâu rộng trên phạm vi toàn quốc chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn với một tốc độ vô cùng nhanh chóng, tạo nên một làn sóng chuyển đổi số trên khắp các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã khẳng định vai trò tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi nền kinh tế số để thực hiện khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Công nghiệp Công nghệ thông tin, Điện tử - Viễn thông (ICT) tiếp tục là một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của cả nước, có đóng góp lớn vào GDP quốc gia. Song song với việc thúc đẩy sự phát triển bùng nổ của công nghệ số, trong thời gian qua, ngành TTTT cũng đã có những bước đi quan trọng trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực này; hình thành nên bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về an toàn, an ninh mạng từ trung ương đến địa phương. Đồng thời, trong giai đoạn vừa qua, ngành TTTT cũng đã khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây chính là kênh thông tin quan trọng, thiết yếu giúp Chính phủ điều hành kinh tế - xã hội, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội; đấu tranh phòng chống tiêu cực, chống diễn biến hòa bình và các luận điệu xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch; phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận, lan toả năng lượng tích cực, tạo niềm tin xã hội, khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên. Các hoạt động thông tin đối ngoại đã chuyển tải ra thế giới thông tin sinh động, đa chiều về đất nước, con người Việt Nam ổn định, thân thiện, năng động và giàu tiềm năng phát triển. Song song với đó, lĩnh vực thông tin cơ sở với sự hồi sinh mạnh mẽ của hệ thống loa truyền thanh - hiện đang được ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông đã thể hiện được vai trò và được ghi nhận là kênh thông tin vô cùng quan trọng, thiết yếu. Hoạt động xuất bản, in và phát hành tiếp tục phát triển và đi vào nề nếp, có đóng góp tích cực vào công tác thông tin tuyên truyền của Đảng và Nhà nước; cung cấp một khối lượng kiến thức, thông tin phong phú, đa chiều đáp ứng đầy đủ nhu cầu thụ hưởng văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa đọc của Việt Nam. Đến nay hầu hết các chỉ tiêu phát triển Ngành đã đề ra cho cả giai đoạn đều đã đạt được hoặc vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra. Các chỉ số tăng trưởng của nhiều lĩnh vực thuộc Ngành đều được các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá cao.
 Đến nay, hầu hết các chỉ tiêu phát triển Ngành đã đề ra cho cả giai đoạn đều đã đạt được hoặc vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra, cụ thể tại các lĩnh vực sau:
1.2.1.   Lĩnh vực Bưu chính
Sau khi hoàn thành việc chia tách viễn thông và bưu chính, toàn Ngành bước vào một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn mở cửa thị trường bưu chính và chuẩn bị các điều kiện để chuyển đổi số trong lĩnh vực này. Từ năm 2018, bưu chính đã được định hướng chuyển đổi số để trở thành hạ tầng mạng lưới đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu, để thực hiện vai trò là đường huyết mạch quan trọng trong đời sống xã hội duy trì mạng bưu chính công cộng hoạt động ổn định. Cũng trong giai đoạn này thị trường bưu chính ở Việt Nam đã có những bước thay đổi mạnh mẽ, nhanh chóng sang cơ chế thị trường để phát huy mạnh mẽ các nguồn lực của xã hội cho phát triển lĩnh vực và phục vụ sự phát triển chung của đất nước.
Giai đoạn 2016 - 2020, Bộ TTTT đã xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về bưu chính (02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 14 Thông tư); thực thi pháp luật nhằm tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp; nắm bắt kịp thời xu thế công nghệ áp dụng trong bưu chính để đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; công tác tuyên truyền, phổ biến về pháp luật bưu chính nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật bưu chính của các Sở TTTT, doanh nghiệp... được thực hiện với nội dung phong phú và hình thức đa dạng.
Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam là doanh nghiệp chủ đạo và công ích của Ngành đã từng bước mở rộng thị trường, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ; chủ động tham gia thực hiện và triển khai tổ chức các dịch vụ an sinh xã hội (chi trả lương hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội (BHXH), chi trả Bảo trợ xã hội, trợ cấp người có công,....); Tham gia phát triển dịch vụ BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đạt được kết quả khả quan (Năm 2019, đạt 289 ngàn người tham gia, bằng tổng số người tham gia BHXH tự nguyện trong 11 năm trước đó của ngành BHXH Việt Nam; Năm 2020, trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai, vẫn đạt 360 ngàn người tham gia, đạt 120% kế hoạch năm, chiếm 57% số lượng phát triển toàn ngành BHXH), góp phần thực hiện thành công mục tiêu Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 đề ra cho năm 2021.
Việc triển khai thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích được đẩy mạnh. Tính đến hết tháng 12/2019, đã có 63/63 Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 18 bộ/ngành đã công bố danh mục các thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính được phát đến địa chỉ nhận trong tình trạng không bị suy suyển, hư hỏng hoặc ảnh hưởng tới nội dung bên trong. Việc thực hiện Quyết định số 55/2016/QĐ-TTg ngày 26/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Mạng Bưu chính phục vụ cơ quan Đảng và Nhà nước đã đáp ứng yêu cầu và bảo đảm thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành từ Trung ương đến địa phương của các cơ quan Đảng và Nhà nước liên tục, thông suốt và ổn định 24/7. 100% bưu gửi KT1 được chuyển phát an toàn, nhanh chóng, chính xác, kịp thời trong mọi tình huống. Lĩnh vực bưu chính luôn duy trì được mức tăng trưởng cao, hằng năm đạt mức tăng trưởng doanh thu trung bình trên 30%.
Để tiếp tục đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bưu chính, trong giai đoạn vừa qua, Bộ TTTT tiếp tục có những chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp bưu chính, cụ thể:
Nền tảng Mã địa chỉ bưu chính (Vpostcode) ra đời nhằm tối ưu hoạt động chuyển phát và logistics, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, việc sử dụng Mã địa chỉ bưu chính hoặc tích hợp với các ứng dụng, phần mềm, nền tảng số để thực hiện các công tác quản lý đô thị, y tế, xã hội, dịch vụ công trực tuyến…
- Chính sách về gia nhập thị trường minh bạch; trình tự, thủ tục cấp phép bưu chính được cải thiện theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Tổng doanh thu của dịch vụ bưu chính đến năm 2020 đạt trên 35 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước đạt 2,4 nghìn tỷ đồng; số doanh nghiệp hoạt động bưu chính đến năm 2020 là 555 doanh nghiệp, tổng số lao động trong lĩnh vực bưu chính là 75.000 người; bán kính bình quân đạt 2,36km/điểm phục vụ; diện tích phục vụ bình quân đạt 17km/điểm; tổng sản lượng bưu gửi đến năm 2020 đạt 953 triệu; 90% số xã có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ; 89% số điểm bưu chính phục vụ có kết nối Internet.
Những bước phát triển của lĩnh vực bưu chính đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận, đó là: Việt Nam đã tái cử và trở thành thành viên của Hội đồng điều hành của Liên minh Bưu chính Thế giới nhiệm kỳ 2016 - 2020. Với tốc độ phát triển của lĩnh vực bưu chính, trong giai đoạn này, Việt Nam đều đạt được số điểm cao hơn so với điểm bình quân thế giới[1]. Thành tích nổi bật trong giai đoạn này của các doanh nghiệp là các giải Vàng, giải Bạc về chất lượng dịch vụ được UPU và Hiệp hội EMS quốc tế đã trao cho Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Tổng Công ty Chuyển phát nhanh Việt Nam.
1.2.2.   Lĩnh vực Viễn thông
Ngành viễn thông Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu nổi bật trên cả hai khía cạnh: hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý và phát triển hạ tầng viễn thông. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng theo định hướng mở cửa, hội nhập với quốc tế, quản lý các vấn đề chuyên ngành theo đúng thông lệ quản lý tiên tiến trên thế giới, tạo dựng cơ chế thị trường nhưng vẫn giữ định hướng xã hội chủ nghĩa: bảo đảm công bằng giữa các vùng miền thông qua chính sách công ích, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo (các doanh nghiệp viễn thông lớn vẫn là các doanh nghiệp nhà nước), khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam (Viettel, FPT Telecom và VNPT) đã mở rộng thị trường ra kinh doanh quốc tế, năng lực cạnh tranh được nâng cao, tiêu biểu như Viettel cho đến nay đã triển khai kinh doanh chính thức ở 10 quốc gia, trở thành một trong 30 nhà mạng lớn nhất thế giới.
Doanh thu dịch vụ viễn thông năm 2020 ước đạt hơn 130 nghìn tỷ (tăng hơn 0,3% so với năm 2019); thuê bao băng rộng (gồm cố định và di động) có sự tăng trưởng ấn tượng (tốc độ tăng trưởng hai chữ số), bình quân giai đoạn tăng trưởng 15%/năm (băng rộng cố định), 22%/năm (băng rộng di động) và tiếp tục duy trì đà tăng ổn định. Đến nay, đã có hơn 1 triệu km cáp quang đã được triển khai đến tận thôn, bản, xã, phường của 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước, sóng di động đã phủ tới 99,81% dân số (trong đó, vùng phủ 3G, 4G phục vụ trên 98% dân số).
Để đạt được những thành tựu này, với vai trò là Bộ chủ quản, Bộ TTTT đã chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước và ban hành các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển lĩnh vực viễn thông:
- Bộ đã trình Chính phủ 02 Nghị định để kịp thời bổ sung, hoàn thiện nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả về công tác quản lý thuê bao di động (Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2017/NĐ-CP), tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông, bảo vệ quyền lợi người dùng dịch vụ viễn thông (Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2016/NĐ-CP) và giải quyết những vấn đề bất cập, gây tắc nghẽn, hạn chế sự phát triển của lĩnh vực viễn thông đã bộc lộ sau hơn 10 năm triển khai quy định của Luật (Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 25/2011/NĐ-CP đang được khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ).
- Xây dựng và trình Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để cụ thể hóa Đề án đưa Việt Nam sớm thành nước mạnh về công nghệ TT&TT (theo Quyết định số 149/2016/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến năm 2020) và Quyết định sửa đổi Quyết định số 38/2014/QĐ-TTg về quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền Internet.
- Ban hành 23 Thông tư thuộc lĩnh vực quy định rõ và hiện thực hóa các chính sách phát triển viễn thông. Tiếp tục rà soát các quy định, loại bỏ các nội dung chồng chéo, mâu thuẫn, gây cản trở, hoàn thiện khung pháp lý quản lý viễn thông, quản lý tần số; xây dựng kế hoạch bổ sung hoàn thiện hành lang pháp lý trong năm 2020 và những năm tới như nghiên cứu, sửa đổi Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện; sửa đổi, bổ sung Nghị định số 25/2011/NĐ-CP.
- Cấp phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ 5G cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội; Tổng Công ty MobiFone và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp công nghệ đã được hỗ trợ, hướng dẫn tập trung nghiên cứu, chế tạo thiết bị mạng 5G, thiết bị điện thoại di động 5G sản xuất trong nước. Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất được thiết bị 5G (thiết bị đầu cuối, thiết bị truy nhập vô tuyến) như Viettel, VinSmart…
- Triển khai dịch vụ chuyển mạng thông tin di động giữ nguyên số thuê bao đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người sử dụng dịch vụ, đồng thời tạo sân chơi cạnh tranh công bằng, lành mạnh cho các doanh nghiệp di động, qua đó thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ và phát triển nhiều dịch vụ nội dung số để thu hút, giữ chân khách hàng. Đến nay tỷ lệ chuyển mạng thành công đã đạt trên 92,9% với gần 2 triệu thuê bao đã tìm được nhà cung cấp dịch vụ phù hợp. Việt Nam hiện là một trong bốn quốc gia trong khu vực triển khai cung cấp dịch vụ này, bên cạnh Singapore, Thái Lan và Malaysia.
Để mở không gian tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp viễn thông thông qua việc thúc đẩy triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán dịch vụ giá trị nhỏ và đẩy mạnh thanh toán điện tử, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương với đề xuất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ TTTT về việc cho phép triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money.
Những thành tựu của lĩnh vực viễn thông đã được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Theo các tổ chức quốc tế, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có những bước tiến mạnh mẽ nhất trên bảng xếp hạng 140 quốc gia của WEF, với việc tăng 10 bậc về chỉ số GCI (từ vị trí 77 năm 2018 lên 67). Trong đó, chỉ số thành phần về ứng dụng CNTT&TT (ICT adoption) đóng vai trò hết sức quan trọng khi tăng hơn 50 bậc từ thứ hạng 95 (năm 2018) lên thứ hạng 41. Năm 2019, điểm số IDI của Việt Nam đạt 5,69 tương ứng với hạng 77 (ngang với Thái Lan) so với năm 2017, IDI của Việt Nam xấp xỉ 4.43, xếp hạng 108. Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử (E-Government Development Index - EGDI) năm 2020 được Liên hợp quốc công bố ngày 10/7/2020, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 86 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, tăng 02 bậc so với năm 2018 trong đó Chỉ số Hạ tầng viễn thông tăng mạnh 31 bậc.
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động quốc tế, đặc biệt trong Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU). Cộng đồng quốc tế luôn đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam trong vai trò là thành viên của Ủy ban Thể lệ vô tuyến (RRB). Đội ngũ nhân sự quản lý tần số của Việt Nam hiện nay không chỉ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, làm chủ được những thiết bị, công nghệ hiện đại mà còn có khả năng tự sửa chữa, nghiên cứu phát triển các thiết bị kỹ thuật, phục vụ hiệu quả công tác quản lý tần số. Tại Hội nghị Toàn quyền của ITU (PP-18), Việt Nam đã tái trúng cử vào Ủy ban Thể lệ vô tuyến của ITU nhiệm kỳ 2019 - 2021. Tại Hội nghị Thông tin vô tuyến của Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 25, đại diện Việt Nam được bầu vào chức Chủ tịch của Hội nghị nhiệm kỳ 2019 - 2022, đây là lần đầu tiên Việt Nam được bầu vào vị trí này.
Hoàn thành triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất theo lộ trình. Khoảng 80% dân số cả nước tại 48 tỉnh, thành đã xem được các kênh chương trình truyền hình có chất lượng cao, trong đó khoảng 1,5 triệu hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất hoặc vệ tinh; góp phần quan trọng để Bộ TTTT ban hành quy hoạch giai đoạn đầu băng tần 700 MHz để phát triển thông tin di động 4G, 5G.
Hoàn thành xuất sắc kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 (2011 - 2019), Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN, thứ 4 Châu Á và thứ 10 toàn cầu trong chuyển đổi mạng Internet sang thế hệ mới IPv6, người dân có thể truy cập Internet IPv6 qua mạng di động băng rộng và cáp quang FTTH, trong đó Tập đoàn Viettel (4,8 triệu thuê bao FTTH, 16 triệu thuê bao di động, tỷ lệ IPv6 đạt 65%); Tập đoàn VNPT (4,6 triệu thuê bao FTTH, 10 triệu thuê bao di động, tỷ lệ IPv6 đạt 44%); MobiFone (Hơn 8 triệu thuê bao di động, tỷ lệ sử dụng IPv6 đạt 70%); FPT Telecom (1.6 triệu thuê bao FTTH, tỷ lệ IPv6 đạt 30%). Nguồn nhân lực để chuyển đổi mạng Internet, hệ thống CNTT của CQNN được chuẩn bị đầy đủ với 2.160 cán bộ được đào tạo (của doanh nghiệp và khối CQNN).
Tên miền quốc gia .vn liên tục đứng thứ 1 ASEAN trong 10 năm liền, hoàn thành Đề án triển khai tiêu chuẩn quốc tế DNSSEC trên hệ thống DNS, hệ thống DNS quốc gia .VN để đảm bảo xác thực, an toàn cho tên miền .vn, các dịch vụ trực tuyến sử dụng tên miền .vn, kết nối liên thông với hệ thống quốc tế.
Trong các năm qua, mạng viễn thông phục vụ Đảng, Nhà nước từng bước được hoàn thiện về cơ sở pháp lý và được triển khai đầu tư nâng cao năng lực phục vụ đáp ứng các yêu cầu đặt ra: Mạng truyền số liệu chuyên dùng được coi là “hạ tầng truyền dẫn căn bản trong kết nối các hệ thống thông tin Chính phủ điện tử và liên thông, chia sẻ dữ liệu” tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ, Mạng Truyền số liệu chuyên dùng là thành phần hạ tầng Chính phủ số tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Mạng Điện báo hệ đặc biệt được phê duyệt trở thành “hệ thống thông tin có tính chiến lược, sử dụng công nghệ hiện đại, ngang tầm với các quốc gia trong khu vực và thế giới, bảo đảm thông tin thông suốt, an toàn bảo mật trong mọi tình huống; phục vụ hiệu quả, kịp thời yêu cầu thông tin liên lạc của các cơ quan Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong những trường hợp khẩn cấp, cơ mật” tại Quyết định số 35/QĐ-TTg ngày 04/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Mạng tổng đài 080 đảm bảo thông tin liên lạc thoại cho cơ quan Đảng Nhà nước, kết nối thông suốt bảo mật đường dây nóng Việt Nam - Trung Quốc và các phiên điện đàm quốc tế của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam với người đồng cấp quốc tế.
1.2.3.   Lĩnh vực Ứng dụng công nghệ thông tin
Giai đoạn 2016 - 2020 là những năm đầu thực thi nhiều văn bản quan trọng được ban hành: Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử; Quyết định số 1819/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018 phê duyệt Chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ trướng Chính phủ về phê duyệt "Chương trình chuyển đối số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"; Quyết định số 1726/QĐ-BTTTT ngày 12/10/2020 của Bộ TTTT ban hành Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia. Trong giai đoạn này, lĩnh vực ứng dụng CNTT đã đạt được nhiều kết quả quan trọng:
Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý và triển khai CNTT được củng cố và hoàn thiện. Nghị định số 17/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TTTT thay thế cho Nghị định số 132/2013/NĐ-CP, đã khẳng định vai trò quản lý nhà nước của Bộ TTTT về ứng dụng CNTT và xây dựng Chính phủ điện tử. Năm 2018, Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử được thành lập trên cơ sở kiện toàn Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT, Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với lĩnh vực này. Các tỉnh, thành phố cũng thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử. Sở TTTT các tỉnh, thành phố tiếp tục là cánh tay nối dài của Bộ tại địa phương để triển khai hoạt động của Ngành.
Xếp hạng chỉ số phát triển Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc đã được Chính phủ quan tâm thúc đẩy, theo dõi thường xuyên. Mặc dù chưa đạt được mục tiêu mong muốn nhưng Việt Nam được xếp vào nhóm các nước phát triển Chính phủ điện tử ở mức cao và mức xếp hạng đang có xu hướng tăng lên (năm 2020 xếp hạng 86/193 thế giới, tăng 3 bậc so với năm 2016, xếp hạng 6 ASEAN).
Năm 2020 cũng là năm lĩnh vực ứng dụng CNTT đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam kiểm soát, phòng chống và duy trì cuộc sống của người dân, xã hội trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19. Trong đó có sự góp sức của hàng chục doanh nghiệp công nghệ, hàng ngàn chuyên gia, kỹ sư, tình nguyện viên, đã phát triển hơn 20 ứng dụng phục vụ phòng, chống Covid-19. Bên cạnh đó, Bộ TTTT liên tục tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn các nền tảng công nghệ tốt để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức có hoạt động trong trạng thái bình thường mới. Đến tháng 12/2020, đã có 38 nền tảng công nghệ số được ra mắt phục vụ công cuộc Chuyển đổi số quốc gia.
1.2.4.   Lĩnh vực An toàn thông tin
Với sự bùng nổ về thông tin trong kỷ nguyên số, khi mà dữ liệu trở thành tài nguyên, tài sản của mỗi quốc gia, với mức độ sử dụng xuyên biên giới, càng nhiều người dùng càng tăng giá trị thì vấn đề về an toàn, an ninh mạng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhận thức được điều đó, trong thời gian qua Việt Nam cũng đã có những bước đi quan trọng trong lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin. Tổ chức quản lý nhà nước về an toàn, an ninh mạng cơ bản được kiện toàn bước đầu từ Trung ương đến địa phương với sự thành lập và đi vào hoạt động đầy đủ của Cục An toàn thông tin. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Sở TTTT đã chỉ định bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác bảo đảm ATTT trong phạm vi hoạt động của cơ quan, tổ chức mình.
Luật An toàn thông tin mạng có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016, đã tạo tiền đề cho các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật An toàn thông tin mạng được ban hành. Hành lang pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật về lĩnh vực ATTT cơ bản được hoàn thiện và đưa vào thực thi trong xã hội. Chúng ta đã thiết lập được hệ thống kỹ thuật phục vụ công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng như hệ thống giám sát, hệ thống chia sẻ thông tin về nguy cơ, rủi ro, hệ thống thao trường điện tử phục vụ đào tạo, diễn tập... Đặc biệt, thành lập Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin để thực hiện theo dõi, lắng nghe thông tin, dư luận trên toàn bộ không gian mạng Việt Nam; giám sát kỹ thuật về ATTT phục vụ Chính phủ điện tử, cảnh báo sớm nguy cơ, rủi ro mất ATTT cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
Theo Báo cáo Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu của ITU, Việt Nam xếp thứ 50 trên tổng số 175 hạng của 194 quốc gia (tăng 50 bậc so với năm 2017), được xếp vào nhóm có chỉ số cao. Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 11/38. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 5/11 (so với năm 2017 là 9/11). Chỉ số hành lang pháp lý của Việt Nam được đánh giá điểm ở mức cao: 0,165/0,2, nghĩa là đạt 82,5%. Việt Nam tham gia là thành viên sáng lập của Diễn đàn toàn cầu về an toàn, an ninh mạng (GFCE), đề xuất và triển khai sáng kiến trung tâm an toàn, an ninh mạng khu vực ASEAN (ASEAN Cybersecurity Hub). Trong bảng xếp hạng do Kaspersky công bố, Việt Nam cũng được đánh giá là có số lượng mã độc di động thấp thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Singapore.
1.2.5.   Lĩnh vực Công nghiệp ICT
Bộ TTTT đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quan trọng như:
- Quyết định số 31/2019/QĐ-TTg ngày 09/10/2019; Quyết định số 18/2016/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu. Các quyết định này được ban hành nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về nhập khẩu sản phẩm CNTT đã qua sử dụng; nâng cao hiệu quả chính sách pháp luật theo chủ trương cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng trong nước và thúc đẩy ngành sản xuất công nghiệp ICT tại Việt Nam.
- Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 25/12/2019; Quyết định số 333/QĐ-TTg ngày 03/3/2016; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 28/3/2016; Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 06/01/2020. Các Quyết định này được ban hành nhằm hướng dẫn triển khai Nghị định số 154/2013/NĐ-CP ngày 08/11/2013 của Chính phủ quy định về khu CNTT tập trung, đưa ra các ưu đãi đầu tư, định hướng trọng tâm phát triển khu CNTT tập trung tại các địa phương (Đà Nẵng, Huế, TP.HCM, Hà Nội), tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, vườn ươm cho các doanh nghiệp ICT phát triển, cho hoạt động đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển ngành kinh tế xã hội.
- Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã đặt mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam cần ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam (bao gồm 04 loại doanh nghiệp công nghệ số) để phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hiện chuyển đổi số quốc gia. Chỉ thị cũng nhấn mạnh, các doanh nghiệp công nghệ cần đi đầu, tạo đột phá trong thực hiện chiến lược “Make in Viet Nam” với hàm ý “doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu từng bước làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới”.
Ngoài ra, Bộ cũng đã xây dựng và ban hành 07 Thông tư đem lại hiệu quả cao trong thực tế[2].
- Triển khai Nghị định số 154/2013/NĐ-CP ngày 08/11/2013 của Chính phủ, góp phần thiết lập các Khu CNTT tập trung tại các thành phố, địa phương trọng điểm tạo môi trường làm việc cho doanh nghiệp CNTT: Sau khi tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 333/QĐ-TTg ngày 03/3/2016 thí điểm thành lập Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung, Bộ đã phối hợp với UBND TP. HCM và Đại học quốc gia TP. HCM hoàn thiện Mô hình tổ chức và Quy chế hoạt động của Chuỗi theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 333/QĐ-TTg.
- Hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số thông qua việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số, Bộ TTTT đã thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ công tác hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ngành TTTT.
- Triển khai Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 22/5/2020 của Chính phủ về việc Việt Nam ký Bản ghi nhớ với Diễn đàn Kinh tế thế giới về Trung tâm liên kết Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 Việt Nam, Bộ đã tổ chức tọa đàm giữa các doanh nghiệp về đề xuất dự án chính sách; xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn để đánh giá lựa chọn dự án; xin ý kiến chuyên gia WEF để hoàn thiện bộ tiêu chí và danh mục dự án, qua đó đề xuất Danh mục dự án, nhiệm vụ nghiên cứu cơ chế, chính sách CMCN 4.0 hợp tác với WEF trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11, tiếp tục hoàn thiện phương án đề xuất xây dựng Luật chuyên ngành về công nghiệp CNTT để hoàn thiện khung pháp lý về CNTT đáp ứng yêu cầu mới của đất nước.
- Tổ chức thành công Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam các năm 2019 với chủ đề “Khát vọng, tầm nhìn và định hướng phát triển vì một Việt Nam hùng cường” và năm 2020 với chủ đề “Doanh nghiệp công nghệ số: Động lực thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số Việt Nam”. Diễn đàn được tổ chức có vai trò quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển hệ sinh thái các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam với khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ, sớm hiện thực hóa mục tiêu Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển, khẳng định vai trò và sứ mạng chủ lực của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, hướng tới khát vọng xây dựng một quốc gia cường thịnh.
- Xây dựng và triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư cho sản phẩm CNTT sản xuất trong nước thông qua chuỗi sự kiện trong Chương trình phát triển sản phẩm và dịch vụ CNTT thương hiệu Việt - Vibrands. Hỗ trợ hoàn thiện môi trường pháp lý và các cơ chế chính sách cho phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.
- Xây dựng Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam thường niên từ năm 2017 đến nay, Báo cáo Việt Nam ICT Index hàng năm nhằm cung cấp số liệu thống kê chính thức về các lĩnh vực do Bộ TTTT quản lý, phản ánh hiện trạng phát triển CNTT-TT của đất nước, được nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế sử dụng. Thực hiện thẩm định hồ sơ, xác nhận hoạt động sản xuất phần mềm cho các doanh nghiệp.
Trong giai đoạn 5 năm 2016 - 2020, ngành công nghiệp ICT Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng trung bình 26,1%/năm, trở thành một trong những ngành kinh tế có doanh thu lớn, đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước. Năm 2020, doanh thu ước đạt 120 tỷ USD, trong đó doanh thu công nghiệp phần cứng đạt trên 107 tỷ USD, doanh thu công nghiệp phần mềm đạt trên 5 tỷ USD, doanh thu công nghiệp nội dung số đạt trên 900 triệu USD. Tính đến hết năm 2019, về cơ bản lĩnh vực công nghiệp CNTT đã hoàn thành được mục tiêu đến năm 2020 mà Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo. Trong đó, công nghiệp CNTT có tốc độ tăng trưởng trung bình là 14,7%, cao hơn nhiều lần mức tăng trưởng kinh tế, cao hơn chỉ tiêu ngành (chỉ tiêu 10%). Công nghiệp phần mềm duy trì tốc độ tăng trưởng cao, trung bình giai đoạn 2016-2018 là 15%. Công nghiệp phần cứng, điện tử, viễn thông tốc độ tăng trưởng trung bình là 20,24%. Công nghiệp nội dung số tốc độ tăng trưởng trung bình là 7,47%. Kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử đạt hơn 93 triệu USD.
Đặc biệt trong giai đoạn này, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nước dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp phần cứng, điện tử - viễn thông: đứng thứ 2 về sản xuất điện thoại và linh kiện, thứ 10 thế giới về sản xuất điện tử và linh kiện, vượt qua nhiều cường quốc như Hoa Kỳ, Đức, Ấn Độ, Brazil, Singapore. Đây cũng là 2 mặt hàng chiếm vị trí số 1 và 3 trong danh sách 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đưa ngành công nghiệp CNTT, ĐTVT Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu và xuất siêu lớn nhất của nền kinh tế. Năm 2019 xuất siêu trong lĩnh vực phần cứng, điện tử ước đạt 28 tỷ USD. Việt Nam đứng thứ 13 thế giới về dịch vụ công nghệ số.
Về phát triển doanh nghiệp công nghệ số, đã hình thành đội ngũ doanh nghiệp trong nước với những nhà sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ CNTT, ĐTVT có thương hiệu trong nước và quốc tế. Một số doanh nghiệp đã chú trọng nghiên cứu, phát triển sản phẩm, giải pháp mới dựa trên công nghệ 4.0.
1.2.6.   Lĩnh vực Báo chí, truyền thông
a) Lĩnh vực Báo chí
Giai đoạn 2016 - 2020 đánh dấu việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực báo chí khi Quốc hội thông qua Luật Báo chí vào ngày 05/4/2016, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017; trong năm 2016 và 2017, Chính phủ, Bộ TTTT và các cơ quan liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Báo chí, gồm 02 Nghị định, 04 Thông tư, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động báo chí.
Tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đầu tư dàn trải, buông lỏng quản lý, hoạt động xa rời tôn chỉ mục đích...; sắp xếp hệ thống báo chí gắn với đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí, qua đó xây dựng một số cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện làm nòng cốt, có vai trò định hướng thông tin báo chí, thông tin trên mạng viễn thông, Internet. Cũng trong nhiệm kỳ 2016 - 2020 đánh dấu việc cơ bản hoàn thành quy hoạch báo chí theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Chiến lược, phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
Bên cạnh đó, nhiều chính sách về phát triển báo chí đã được Bộ trực tiếp ban hành hoặc phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành, như: Quy định về nhuận bút; về định mức kỹ thuật trong hoạt động báo chí; quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Việc ban hành và triển khai thực hiện các chính sách nêu trên đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi, giúp cơ quan báo chí chủ động tiếp cận công nghệ làm báo hiện đại để đưa thông tin báo chí lên các hạ tầng, nền tảng truyền thông khác nhau, tăng khả năng tiếp cận tốt nhất của người dân đối với thông tin; giúp cơ quan báo chí có thêm nguồn thu, đầu tư phát triển, đổi mới, nâng cao chất lượng bài báo, trang báo, tạo ra những tác phẩm báo chí có giá trị, có tác động xã hội lớn, tạo ra nhiều sản phẩm nội dung thương hiệu Việt được đông đảo dư luận quan tâm, hoan nghênh.
Đặc biệt, trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ đã chỉ đạo triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh trên mọi mặt trận: Thông tin đại chúng, tin nhắn SMS, thông tin cơ sở, truyền thông trực quan tại cộng đồng, truyền thông xã hội và các kênh truyền thông khác, góp phần kiểm soát tốt dịch bệnh, hạn chế tối đa những thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Từng bước xây dựng, hoàn thiện dịch vụ công cấp độ 3, cấp 4 đối với các thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động báo chí, cấp thẻ nhà báo, tạo điều kiện thuận lợi cơ quan báo chí, nhà báo tiếp cận các dịch vụ công do Bộ TTTT cung cấp. Đặc biệt, đã xây dựng và triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ trong cấp và quản lý thẻ nhà báo kỳ hạn 2021 - 2025 đảm bảo xét duyệt cấp và quản lý việc sử dụng thẻ nhà báo trong tác nghiệp chặt chẽ hơn.
Việc thực hiện Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí có chuyển biến tích cực, các cơ quan hành chính nhà nước bước đầu thực hiện nghiêm việc cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất cho báo chí theo đúng các quy định của pháp luật, tăng cường công tác đối thoại chính sách. Bộ TTTT đã cử cán bộ chuyên trách công tác quản lý nhà nước về báo chí thực hiện nhiều hội nghị, báo cáo chuyên đề về kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đối với nhiều bộ, ngành, địa phương (ngành Kho bạc Nhà nước, các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Đồng Tháp...)
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý, uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, lệch lạc trong hoạt động thông tin báo chí luôn được Bộ TTTT chỉ đạo thực hiện quyết liệt, kịp thời, đúng pháp luật, bảo đảm để các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, đúng quy định của pháp luật, góp phần duy trì trật tự kỷ cương trong hoạt động báo chí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Bộ đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai một số giải pháp có trọng tâm, trọng điểm nhằm chủ động phát hiện và kịp thời xử lý vi phạm như thiết lập đường dây nóng báo chí, ứng dụng công nghệ để rà quét, đo kiểm, đánh giá việc tuân thủ tôn chỉ mục đích của các cơ quan báo chí; tập trung công tác thanh tra, kiểm tra, và xử lý tình trạng “báo hóa tạp chí”; chấn chỉnh quảng cáo trên loại hình báo điện tử do các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới cung cấp; yêu cầu các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới phối hợp làm sạch quảng cáo trên môi trường mạng nhằm hỗ trợ cơ quan báo chí giải quyết vấn đề về kinh tế báo chí; đề nghị Facebook, Google có các giải pháp bảo vệ bản quyền của cơ quan báo chí, tăng lượng truy cập đến thông tin chính thống và có bản quyền của cơ quan báo chí.
b) Lĩnh vực Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử
Tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2016/NĐ-CP và ban hành các thông tư hướng dẫn về quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động phát thanh, truyền hình, cắt giảm các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Nghị định này đã sửa đổi, bãi bỏ nhiều quy định về điều kiện kinh doanh, cắt giảm một số thủ tục hành chính liên quan đến điều kiện đầu tư, kinh doanh không còn phù hợp nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực Internet và thông tin trên mạng. Nghị định còn bổ sung quy định quản lý đối với các ứng dụng cung cấp trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội và trò chơi điện tử trên mạng, trên các kho ứng dụng như Apple App Store và Google Play Store cung cấp cho thiết bị di động. Đồng thời cũng bổ sung quy định, trình tự đình chỉ, thu hồi giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, giấy phép thiết lập mạng xã hội, giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1.
- Triển khai nhiều giải pháp đấu tranh về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật nhằm buộc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới (Facebook, Google, Apple) tuân thủ pháp luật Việt Nam; kiểm soát, hạn chế, ngăn chặn, gỡ bỏ kịp thời thông tin giả, xấu, độc hại, phản cảm trên mạng xã hội; thông tin xuyên tạc chủ trương, đường lối và phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin lừa đảo, đánh bạc, quảng cáo không đúng sự thật, thông tin gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thông tin độc hại đối với trẻ em. Xử lý nghiêm các đối tượng trong nước phát tán thông tin giả mạo; nội dung thông tin xuyên tạc chủ trương, đường lối và phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin lừa đảo, không đúng sự thật gây hoang mang trong xã hội.
c)   Lĩnh vực Thông tin đối ngoại (TTĐN)
Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07/9/2015 về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về TTĐN, là cơ sở để triển khai thống nhất các hoạt động TTĐN trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, Bộ đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành 10 đề án, kế hoạch, quy hoạch thuộc lĩnh vực TTĐN.
Công tác định hướng tuyên truyền thành tựu về đảm bảo quyền con người, đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực cơ hội, thù địch được chú trọng đổi mới nội dung, đa dạng hóa về hình thức và triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả. Chủ động mở rộng thông tin, đảm bảo thành tựu quyền con người bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, nâng cao được nhận thức và đồng thuận trong nhân dân.
Bộ TTTT đã triển khai đồng bộ nhiều hình thức tuyên truyền và biện pháp đấu tranh dư luận, bảo vệ chủ quyền và các quyền quốc gia ở Biển Đông, cơ bản hoàn thành tốt các công việc đã đề ra theo kế hoạch tạo ra bước ngoặt trong nhận thức đồng thuận toàn dân về chủ quyền biển đảo.
d) Lĩnh vực Thông tin cơ sở
Bộ TTTT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành 03 Quyết định, gồm: Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 về việc ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở; Quyết định số 308/QĐ-TTg ngày 13/3/2018 phê duyệt Đề án “Quản lý hoạt động truyền thanh - truyền hình cấp huyện đến năm 2020”; Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/02/2020 phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin”.
Xây dựng Thông tư quy định về đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông. Đây là cơ sở pháp lý để cho các doanh nghiệp có căn cứ để sản xuất thiết bị và các địa phương thực hiện Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin; hiện đại hóa hệ thống đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông; hình thành cơ sở dữ liệu, số hóa nguồn thông tin cơ sở đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin nguồn tuyên truyền, phổ biến đến người dân và phục vụ công tác quản lý nhà nước về thông tin cơ sở.
đ) Lĩnh vực Xuất bản, In và Phát hành
Trong giai đoạn 2016 - 2020, Bộ đã trình Chính phủ ký ban hành 02 Nghị định và 04 Thông tư để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam, tháo gỡ nhiều rào cản, vướng mắc về điều kiện đầu tư, kinh doanh và đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các cơ sở in, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất bản, in, phát hành phát triển. Các Nghị định, Thông tư đã cắt giảm, đơn giản hóa 31/64 điều kiện kinh doanh, cắt giảm đơn giản hóa 26 thủ tục hành chính (chiếm tỷ lệ 48.4%), cụ thể hóa những điều kiện về xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử; thay đổi phương thức đặt hàng xuất bản phẩm phù hợp hơn với tình hình thực tiễn và các quy định pháp luật về đấu thầu. Đồng thời từng bước triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, như: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và Cổng dịch vụ công quốc gia đối với 30 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm.
- Nghiên cứu xây dựng các Đề án: “Giải thưởng Sách Quốc gia”; “Chương trình Sách Quốc gia”... trong đó Đề án Giải thưởng Sách Quốc gia đã triển khai được 03 năm đem lại những tác động tích cực cho sự phát triển của ngành xuất bản và văn hóa đọc. Tham gia xây dựng Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Định hướng đề tài, hướng dẫn thực hiện đặt hàng xuất bản phẩm trong hoạt động xuất bản cho các nhà xuất bản, qua đó xuất bản được nhiều xuất bản phẩm có giá trị bổ sung cho các đơn vị, có thêm nguồn tài liệu nghiên cứu và tham khảo phục vụ mọi đối tượng bạn đọc, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ các nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội tại các địa bàn khác nhau.
- Công tác tổ chức, tham gia các hội chợ sách trong nước và hội chợ sách quốc tế (tại: CuBa, Nga, Hoa Kỳ, Đức, Ấn Độ, Pháp) có nhiều chuyển biến tích cực, huy động được các nguồn lực theo hướng xã hội hóa. Tổ chức Ngày Sách Việt Nam (lần thứ 3, 4, 5, 6, 7) trên toàn quốc và hướng dẫn tuyên truyền về Ngày Sách Việt Nam đến các bộ, ngành, địa phương nhằm thu hút được đông đảo bạn đọc đến với sách, tạo nên một phong trào đọc sách mạnh mẽ trong cộng đồng. Đặc biệt, Bộ còn phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Triển lãm sách, trưng bày sách theo hình thức trực tuyến nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ bạn đọc.
1.3. Từ năm 2021 đến nay
Năm 2021 là năm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Nghị quyết của Đại hội đã tạo thế và lực mới cho ngành Thông tin và Truyền thông phát triển. Lần đầu tiên những khái niệm như: Chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số được đề cập trong văn kiện Đại hội Đảng. Nội hàm của những khái niệm này cũng được nhấn mạnh nhiều lần trong mục tiêu, tầm nhìn, định hướng phát triển và các đột phá chiến lược. Đây cũng là lần đầu tiên cụm từ “khát vọng Việt Nam” được đưa vào văn kiện Đại hội Đảng. Trong đó, báo chí, truyền thông có nhiệm vụ “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Năm 2021 cũng là năm Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Những thách thức do dịch Covid-19 đã tạo động lực thúc đẩy Chính phủ, các doanh nghiệp và toàn xã hội chuyển đổi số mạnh mẽ hơn, mở ra cơ hội phát triển to lớn cho Việt Nam. Nhờ đó, ngành TTTT đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận trong năm vừa qua.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, trọng tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự đồng tình, chia sẻ, ủng hộ của các bộ, ngành, địa phương, quán triệt phương châm hành động của Chính phủ năm 2021 là “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển”, Bộ TTTT đã khẩn trương xây dựng và ban hành các Chương trình hành động, Chiến lược, Kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm hiện thực hóa các định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ thông qua, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, khả thi, đồng bộ và nhất quán trong triển khai thực hiện.
Với tinh thần tự lực, tự cường, ngành TTTT đã nỗ lực đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng. Công cuộc chuyển đổi số quốc gia do ngành TTTT chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện với mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số lớn mạnh của Việt Nam để vươn ra thế giới đã được lan tỏa sâu rộng trên phạm vi toàn quốc. Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn với một tốc độ vô cùng nhanh chóng, tạo nên một làn sóng chuyển đổi số trên khắp các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã khẳng định vai trò tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi nền kinh tế số để thực hiện khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Công tác truyền thông, báo chí đã phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận, lan tỏa năng lượng tích cực, tạo niềm tin xã hội, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên; Chuyển tải ra thế giới những thông tin sinh động, đa chiều về đất nước, con người Việt Nam ổn định, thân thiện, năng động và giàu tiềm năng phát triển. Hệ thống thông tin cơ sở với sự hồi sinh mạnh mẽ của hệ thống loa truyền thanh đã thể hiện được vai trò và được ghi nhận là kênh thông tin vô cùng quan trọng, thiết yếu.
Những kết quả quan trọng nổi bật đó được thể hiện trong 07 lĩnh vực:
1.3.1. Lĩnh vực Bưu chính
a) Kết quả hoạt động nổi bật
- Đại hội Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) lần thứ 27 diễn ra tại Bờ Biển Ngà (Côte d’Ivoire) đã thông qua Chiến lược Bưu chính Thế giới Abidjan 2021 - 2025, Kế hoạch kinh doanh 2021 - 2025; Thông qua các đề xuất sửa đổi Thể lệ chung, Hiến chương Đại hội, sửa đổi Công ước bưu chính thế giới, Nghị định thư cuối cùng Công ước UPU và Hiệp định thanh toán các dịch vụ Tài chính bưu chính. Tại Đại hội, Việt Nam lần đầu tiên ứng cử và đã trúng cử là thành viên Hội đồng Khai thác Bưu chính (POC) của UPU. Đại hội đã thông qua 2/3 đề xuất sửa đổi Công ước của Việt Nam, với tỷ lệ đồng thuận rất cao; 1/3 đề xuất được chuyển cho Hội đồng Khai thác POC tiếp tục nghiên cứu và đệ trình lên Đại hội trong các kỳ họp tiếp theo.
- Năm 2021, Việt Nam đạt thứ hạng 47 theo xếp hạng Chỉ số phát triển bưu chính (2IPD) của UPU (tăng 2 bậc so với năm trước).
- Thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Bộ TTTT đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược phát triển Bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 (Tờ trình số 75/TTr-BTTTT ngày 28/10/2021), Dự thảo Chiến lược đã chỉ ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mang tính chiến lược dài hạn trong thời gian tới cho lĩnh vực bưu chính phát triển bền vững;
- Xây dựng và trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính (Tờ trình số 94/TTr-BTTTT ngày 19/11/2021). Dự thảo nghị định đã tổng kết, đánh giá 10 năm thi hành Luật Bưu chính, trên cơ sở đó cập nhật các quy định, nội dung mới để hỗ trợ, tạo hành lang pháp lý trong công tác quản lý nhà nước về bưu chính;
- Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 55/2016/QĐ-TTg ngày 26/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước (Tờ trình số 77/TTr-BTTTT ngày 05/11/2021) nhằm khắc phục một số khó khăn, vướng mắc phát sinh thực tế trong điều kiện thị trường bưu chính đã phát triển so với 05 năm trước.
- Ngày 11/8/2021, Bộ TTTT đã tổ chức Hội nghị phổ biến và hướng dẫn triển khai Chương trình hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) lên sàn Thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện,thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp tại địa phương. Sau hơn 4 tháng triển khai Quyết định số 1034/QĐ-BTTTT ngày 21/7/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông (từ tháng 7 đến tháng 11/2021), đã có hơn 4 triệu hộ SXNN được đưa lên sàn TMĐT; đạt hơn 49 nghìn sản phẩm nông sản được đưa lên các sàn TMĐT; hơn 67,5 nghìn giao dịch được thực hiện trên sàn TMĐT. Kết quả ban đầu cho thấy hiệu quả của chuyển đổi số và khẳng định vai trò của bưu chính trong công cuộc Chuyển đổi số quốc gia cũng như tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.
- Tổ chức Hội nghị “Tăng cường phòng, chống hàng giả, hàng lậu, hàng cấm qua đường bưu chính” với sự tham dự của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và 54 doanh nghiệp bưu chính (DNBC). Hội nghị đã đề ra một số giải pháp cần triển khai trong thời gian tới nhằm tăng cường phòng, chống hàng giả, hàng lậu, hàng cấm qua đường bưu chính.
- Bộ đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII” nhằm góp phần tuyên truyền sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tầm vóc, ý nghĩa của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
- Các doanh nghiệp bưu chính lớn khai trương các trung tâm khai thác lớn được ứng dụng công nghệ hiện đại để kết nối các dịch vụ, triển khai và thúc đẩy thương mại điện tử, logistics, tạo đà cho phát triển nền kinh tế số, xã hội số, như “Hệ thống chia chọn tự động tại Trung tâm Vận chuyển và Kho vận miền Trung” tại Đà Nẵng của VNPost và Trung tâm Logistics miền Nam tại TP. Hồ Chí Minh của Viettel Post.
Thực hiện chuyển phát bưu gửi KT1 phục vụ kỳ họp thứ nhất, thứ hai Quốc hội khóa XV; Hội nghị TW lần thứ 4 khóa XIII… nhanh chóng, chính xác và an toàn tuyệt đối.
b) Kết quả công tác chỉ đạo điều hành
- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ, Bộ TTTT đã chỉ đạo VNPost hoàn thành và thiết lập mạng lưới 9.215 điểm phục vụ có người phục vụ, ở 100% xã trong cả nước (9.215/8.295 xã), đạt chỉ tiêu “100% xã có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ”.
- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 78/NQ-CP của Chính phủ: 05 DNBC (VNPost, VTP, GHTK, GHN, Netco) đã tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa thiết yếu tại 27 tỉnh/thành phố thực hiện giãn cách xã hội với 4.162 điểm cung cấp, 102.974 tấn hàng hóa thiết yếu được cung cấp, tổng giá trị 1.614 tỷ đồng và 8.390 tấn hàng hóa vận chuyển theo chỉ đạo của chính quyền địa phương. Kết quả đạt được đã khẳng định bưu chính luôn là hạ tầng thiết yếu của quốc gia và bảo đảm dòng chảy vật chất của nền kinh tế trong mọi hoàn cảnh.
Thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền và giải đáp thắc mắc của các đối tượng có liên quan bằng nhiều hình thức, trong đó nổi bật là 3 Hội nghị, hội thảo, Tọa đàm với DNBC và các Sở TTTT. Thực hiện thẩm tra trước khi cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính; giám sát, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp sau khi được cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính năm 2021; Quản lý, bảo quản, lưu giữ và khai thác kho tem bưu chính thuộc Bộ TTTT năm 2021; Kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ bưu chính không thuộc dịch vụ bưu chính công ích năm 2021; Triển khai Quyết định số 45/2016/QĐ-BTTTT ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích năm 2021; Kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 55/2016/QĐ-TTg ngày 26/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước năm 2021; Điều tra sản lượng và giá cước bình quân đối với dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí năm 2021...
- Bộ TTTT đã đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp để giải quyết theo thẩm quyền và có ý kiến đến cơ quan có thẩm quyền đối với khó khăn của doanh nghiệp trong giai đoạn cao điểm dịch Covid-19.
1.3.2. Lĩnh vực Viễn thông
a) Kết quả hoạt động nổi bật
- Bộ TTTT đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành:
+ Quyết định số 16/2021/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền Internet nhằm cập nhật các quy định mới về đấu giá tài sản, thay thế cho Quyết định số 38/2014/QĐ-TTg ngày 01/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Nghị định số 88/2021/NĐ-CP ngày 01/10/2021 quy định về thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện (VTĐ), đấu giá, cấp phép, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số VTĐ đối với băng tần được đấu giá. Nghị định là cơ sở quan trọng để triển khai đấu giá và cấp phép các băng tần được quy hoạch cho thông tin di động 4G và 5G; tháo gỡ “nút thắt” về cơ sở pháp lý của việc triển khai đấu giá, cấp phép, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số VTĐ đã kéo dài trong  nhiều năm và thu tiền cấp quyền sử dụng tần số VTĐ.
+ Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 09/3/2021 về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán  cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money). Việc ban hành Quyết định góp phần phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam.
Ngày 20/4/2021, Bộ TTTT đã ký  kết Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước với Ngân hàng Nhà nước, Bộ  Công an đối với việc thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile Money; Quy chế đã quy định  cụ thể về nguyên tắc, phương thức và các nội dung phối hợp, phân công giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an và Bộ TTTT, và là một bước quan trọng để hiện thực hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm dịch vụ Mobile Money. Đến hết tháng 11/2021, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel (Viettel), Tổng Công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone) và Tổng Công ty Truyền thông (VNPT- Media) đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money, thời gian thí điểm trong 02 năm.
Ngày 06/8/2021, 100% các cơ sở y tế tuyến huyện tại Việt Nam đã được kết nối với các bệnh viện Trung ương (hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa Telehealth). Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TTTT và Bộ Y tế đã phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ gồm Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) hoàn thành triển khai lắp đặt hệ thống khám chữa bệnh từ xa cho 328 cơ sở y tế tuyến huyện tại 47 tỉnh, thành phố, đây là các cơ sở y tế cấp huyện còn lại chưa được kết nối với hệ thống. Việc kết nối 100% cơ sở y tế tuyến huyện với nền tảng Telehealth có ý nghĩa rất lớn  đối với công tác điều trị, giúp nâng cao năng lực chuyên môn của các Trung tâm y tế tuyến huyện. Với sự giúp đỡ của các bác sĩ giỏi nhất đến từ các bệnh viện tuyến Trung ương, các Trung tâm y tế tuyến huyện sẽ có đủ năng lực, đủ tự tin, tận dụng “giờ vàng” để cứu chữa cho bệnh nhân, giảm tối đa tử vong.
- Ngày 12/9/2021 tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em” và kêu gọi các ban, bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp tham gia ủng hộ, đóng góp cho Chương trình nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 có máy tính để học tập trực tuyến, góp phần thúc đẩy phát triển xã hội số, cụ thể:
+ Các doanh nghiệp viễn thông (DNVT) di động cam kết hỗ trợ trên 1 triệu SIM di động kèm gói cước miễn phí data 4Gb/ngày trong 3 tháng phát kèm theo tiến độ tài  trợ máy cho các em học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hỗ trợ để học tập trực tuyến; cũng như cam kết hỗ trợ các gói cước, hạ tầng công nghệ thông tin khác phục  vụ việc dạy và học trực tuyến bao gồm: máy chủ, chỗ đặt máy chủ, đường truyền Internet bảo đảm việc dạy, học trực tuyến.
+ Vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, người dân tài trợ, hỗ trợ máy tính cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, học sinh gia đình nghèo, cận nghèo. Các tổ chức, đơn vị thuộc ngành Ngân hàng, ngành Giáo dục Đào tạo, ngành TTTT, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, UBND các tỉnh, thành phố… đã cam kết hỗ trợ hơn 1.000.600 máy tính bảng để hỗ trợ việc dạy và học trực tuyến. Với sự phối hợp và vào cuộc của UBND các địa phương, ngay trong tháng 9/2021 đã xóa được 283 điểm lõm sóng tồn tại từ nhiều năm nay, nâng tổng số trạm lắp đặt ứng cứu đến tháng 11/2021 được gần 1.000 trạm trên toàn quốc và sẽ tiếp tục phủ nốt các điểm trạm tại các khu vực lõm sóng trong thời gian tới theo Chương trình Viễn thông công ích đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Chỉ đạo các DNVT tổ chức nhắn tin tuyên truyền: phục vụ bầu cử Quốc hội khóa XV, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; tuyên truyền áp dụng công nghệ để hỗ trợ truy vết, triển khai kết nối các camera giám sát các khu cách ly... nhằm hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19; tổ chức nhắn tin vận động ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19 của Chính phủ qua Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia. Chỉ đạo, điều phối các DNVT di động triển khai các biện pháp phòng, chống diễn biến mới của dịch Covid-19 như nhắn tin tuyên truyền thúc đẩy việc người dân cài đặt ứng dụng PC-Covid và hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19.
- Triển khai thiết lập hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, bưu chính phục vụ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Thiết lập hạ tầng phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước về ứng phó với dịch bệnh Covid-19  trên phạm vi toàn quốc.
Cấp phép cho các DNVT di động (Viettel, VNPT, MobiFone) triển khai thử nghiệm thương mại dịch vụ mạng 5G. Các DNVT di động (Viettel, VNPT, MobiFone) đã triển khai thử nghiệm thương mại dịch vụ 5G tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Phước, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Thái Nguyên, Cần Thơ, Bình Dương, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu).
- Tháng 3/2021, Bộ TTTT đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Tần số vô tuyến điện và Hội nghị Tổng kết đánh giá thi hành Luật Viễn thông với sự tham gia của các Sở TTTT, các DNVT. Tổng kết, đề xuất sửa đổi Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện và các văn bản quy phạm pháp luật khác với trọng tâm là nhằm đẩy mạnh phát triển hạ tầng số phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số trong giai đoạn mới và kịp thời điều chỉnh một số vấn đề bất cập sau hơn 10 năm thực hiện, đặc biệt là việc làm rõ phương thức cấp phép băng tần cho thông tin di động sau khi giấy phép đã cấp hết hạn sử dụng; đảm bảo chính sách quản lý theo kịp với sự phát triển của thị trường; tháo gỡ các rào cản trong đầu tư, phát triển thị trường dịch vụ số.
- Bộ TTTT đã công bố Việt Nam chính thức hoàn thành Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất được ban hành theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua 9 năm, Đề án số hóa truyền hình đã đạt và vượt tất cả các mục tiêu ban đầu đã đề ra, góp phần thực hiện cam kết của toàn khối ASEAN năm 2010, là tắt sóng hoàn toàn truyền hình tương tự mặt đất vào năm 2020.
- Chính thức công bố Chương trình IPv6 For Gov giai đoạn 2021 - 2025, tập trung thúc đẩy, hỗ trợ khối cơ quan nhà nước chuyển đổi IPv6 trong tiến trình chuyển đổi hoàn toàn Internet Việt Nam sang IPv6. Bộ TTTT sẽ tiên phong và đồng hành cùng các bộ, ngành, địa phương trong quá trình thực hiện công tác chuyển đổi IPv6 cho hệ thống mạng, dịch vụ của cơ quan nhà nước.
- Ra mắt ứng dụng đo tốc độ Internet trên thiết bị di động (ứng dụng i-Speed) hỗ trợ người dân chủ động đo và tự đánh giá tốc độ truy cập Internet đang sử dụng một cách trung thực, chính xác. Việc phát triển ứng dụng i-Speed và công bố thống kê tốc độ truy cập Internet sẽ góp phần hoàn thiện “bức tranh” thống kê đa chiều về  Internet Việt Nam, thúc đẩy tính cạnh tranh và nâng cao chất lượng dịch vụ Internet của các doanh nghiệp.
b) Kết quả công tác chỉ đạo điều hành
- Ban hành Chỉ thị số 43/CT-BTTTT ngày 27/7/2021 về việc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 và 05 Công điện để chỉ đạo Sở TTTT các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp bưu chính, viễn thông triển khai ứng phó với bão, lũ quét, sạt lở đất, hạn chế mọi thiệt hại có thể xảy ra, trực ứng cứu thông tin; theo dõi sát tình hình diễn biến của bão, mưa, lũ; báo cáo kịp thời tình hình hoạt động của mạng lưới và thông tin liên lạc phục vụ chỉ huy, điều hành công tác phòng, chống bão, mưa, lũ và công tác tìm kiếm cứu nạn.
- Tổ chức tiếp nhận ý kiến đóng góp của người dân với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19 thông qua mạng viễn thông di động, theo đó triển khai thí điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của người dân trên mạng viễn thông di động qua đầu số 8889. Kết quả cho thấy đầu số 8889 là một kênh thông tin tốt để nâng cao hiệu quả giao tiếp giữa Chính phủ và nhân dân, qua đó thể hiện sự  quan tâm, lắng nghe của Chính phủ đối với các ý kiến của người dân.
- Nhằm ủng hộ chiến dịch tiêm vắc-xin bảo đảm kịp thời, an toàn, hiệu quả trên toàn quốc, Bộ TTTT đã chỉ đạo các DNVT hỗ trợ nhắn tin mã số OTP và các nội dung liên quan cho thuê bao di động đăng ký tiêm chủng vắc-xin phòng, chống Covid-19 qua nền tảng tiêm chủng Covid-19.
- Ngày 29/4/2021, Bộ TTTT đã tổ chức Lễ ký kết kế hoạch xử lý SIM rác giữa các DNVT (Viettel, VNPT, MobiFone), áp dụng các giải pháp mới cả về công nghệ và cơ chế quản lý nội bộ, với mục tiêu xử lý triệt để SIM rác (SIM không có thông tin  chính xác của người dùng).
- Kết quả kiểm tra thông tin thuê bao của các DNVT cho thấy các doanh nghiệp lớn như Viettel, VNPT, Mobifone đã ý thức được tầm quan trọng của Cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao đầy đủ, chính xác. Bộ TTTT đã chỉ đạo 3 nhà mạng lớn thống nhất tăng cường các tiêu chí rà soát, xác định các SIM nghi ngờ kích hoạt sẵn, xử lý SIM có thông tin thuê bao không đúng quy định để không còn SIM có thông tin thuê bao không đúng quy định lưu hành trên thị trường.
- Trong công tác quản lý tần số VTĐ, Bộ TTTT đã hoàn thành việc lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số VTĐ và đang trong quá trình xây dựng dự thảo Luật để kịp thời trình Chính phủ xin ý kiến Quốc hội tại Kỳ họp tới. Đồng thời, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg và Quyết định số 02/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia; đã trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ về Đề án thay thế 02 vệ tinh viễn thông VINASAT-1, VINASAT-2; đã cấp Giấy phép băng tần cho mục đích thử nghiệm 4G/5G cho MobiFone và Viettel. Thực hiện tốt công tác kiểm soát, xử lý can nhiễu, đảm bảo hoạt động thông suốt của các hệ thống thông tin vô tuyến, trong đó có nhiều sự kiện lớn của Đất nước như Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội… Công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm được thực hiện theo đúng các quy định pháp luật hiện hành.
- Trong công tác quản lý tài nguyên Internet, Bộ TTTT đã triển khai hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương triển khai ban hành kế hoạch IPv6, chuyển đổi IPv6 cho các Cổng thông tin điện tử và Cổng Dịch vụ công trực tuyến; Biên soạn, gửi tặng Bộ Giáo dục và Đào tạo tài liệu “Giao thức Internet thế hệ mới IPv6 và chuyển đổi Internet sang IPv6” phù hợp cho việc nghiên cứu, đào tạo, học tập của giảng viên, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng.
- Năm 2021 đánh dấu 21 năm đảm bảo hoạt động ổn định an toàn hệ thống DNS quốc gia, VNIX, không có bất kỳ một sự cố gián đoạn dịch vụ, đảm bảo cam kết dịch vụ SLA 99,999% (thực tế đạt 100%). Đạt chứng nhận an toàn thông tin ISO 27001 lần thứ 3 (lần đầu năm 2015, là hệ thống đầu tiên của cơ quan nhà nước đạt tiêu chuẩn này).
1.3.3. Lĩnh vực Ứng dụng Công nghệ thông tin
a) Kết quả hoạt động nổi bật
- Bộ TTT đã trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành:
+ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Chiến lược đã xác định được tầm nhìn, mục tiêu, trách nhiệm triển khai các nội dung theo một lộ trình, bảo đảm việc triển khai được đồng bộ, kế thừa, kết nối, phát triển cả chiều sâu, chiều rộng nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế lớn trong phát triển chính phủ điện tử như tỷ lệ dữ liệu quốc gia, hệ thống nền tảng Chính phủ điện tử chậm được triển khai; an toàn, an ninh mạng còn nhiều thách thức; việc chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương còn hạn chế, các hệ thống thông tin phân mảnh, trùng lặp, cát cứ dữ liệu.
+ Quyết định số 1619/QĐ-TTg ngày 24/9/2021 về việc Kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban). Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban đã cho thấy rõ sự quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo của Người đứng đầu Chính phủ đối với công cuộc chuyển đổi số ở nước ta, nhằm thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Ủy ban được kiện toàn từ Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử nhằm tiếp tục có những chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia trong giai đoạn mới. Ủy ban có chức năng nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận  lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.
- Bộ đã thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số và An toàn, An ninh mạng Bộ TTTT (Quyết định số 91/QĐ-BTTTT ngày 26/01/2021) trên cơ sở kiện toàn Ban Chỉ đạo Chính phủ điện tử Bộ TTTT; Bộ đã ban hành Quyết định số 2374/ QĐ-BTTTT phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số của Bộ TTTT giai đoạn 2021 - 2025.
- Bộ đã phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức Hội thảo Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2020. Kết quả đánh giá chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh năm 2020 nhằm cung cấp bức tranh tổng thể về chuyển đổi số ở Việt Nam năm 2020 đồng thời theo dõi, đánh giá, xếp hạng một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện chuyển đổi số hằng năm của các bộ, tỉnh để có giải pháp thúc đẩy trong thời gian tới. Đây là năm đầu tiên đánh giá chỉ số chuyển đổi số (DTI) của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cũng là lần đầu tiên Bộ triển khai khảo sát, thu thập, kiểm  tra số liệu báo cáo để phục vụ đánh giá Chỉ số chuyển đổi số qua hình thức trực tuyến tại địa chỉ: https://dti.gov.vn.
- Ngày 26/3/2021, Bộ TTTT đã ban hành Quyết định số 377/QĐ-BTTTT phê duyệt Chương trình hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số. Đây là chương trình nhằm đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc sử dụng các nền tảng số do chương trình lựa chọn, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế số quốc gia và trong từng ngành, lĩnh vực, địa bàn. Tổ chức Lễ Khởi động Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số tại Hà Nội. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số bằng các nền tảng số xuất sắc Make in Việt Nam trong năm 2021.
- Trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại, một số nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch trên quy mô quốc gia đã được xây dựng cấp tốc và phát huy hiệu  quả. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đến ngày 30/9/2021, Bộ TTTT đã hoàn tất việc phát triển một ứng dụng duy nhất của Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Quốc gia lấy tên là PC-Covid (PC-Covid được phát triển từ nền tảng ứng dụng Bluezone với các tính năng chính: Cấp, quản lý mã QR cá nhân và địa điểm, Quét mã QR, Khai báo y tế, Khai báo di chuyển nội địa, Phản ánh của người dân, Thông tin tiêm vắc-xin, Thông tin xét nghiệm, Thẻ thông tin Covid-19, Truy vết tiếp xúc gần, Mật độ di chuyển, Xu hướng lây nhiễm, Bản đồ nguy cơ...).
Nền tảng Zalo Connect ra mắt hỗ trợ kết nối người dân: hỗ trợ, giúp đỡ nhau về lương thực, nhu yếu phẩm trong sinh hoạt hàng ngày, hỗ trợ y tế. Đến nay, trên nền tảng Zalo Connect đã có gần 500.000 yêu cầu giúp đỡ, trong đó hơn 90% là giúp đỡ về thực phẩm, nhu yếu phẩm, gần 10% nhu cầu giúp đỡ về y tế. Nền tảng kết nối theo yêu cầu Giúp tôi!, chính thức ra mắt tính năng tư vấn y tế và sức khỏe tâm lý từ xa thông qua ứng dụng di động, tới người dân đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên toàn quốc với mục tiêu sử dụng công nghệ để trợ giúp những người bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Nền tảng Giúp tôi! đã sẵn sàng kết nối tới 1.000 - 2.000 bác sĩ chuyên nghiệp với khoảng 6.000 trường hợp nhiễm, nghi nhiễm.
- Ngày 11/10/2021, Bộ TTTT đã ban hành công văn Hướng dẫn dịch chuyển các hệ thống thông tin hiện có lên điện toán đám mây (phiên bản 1.0) gửi Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị chuyên trách CNTT của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nhằm hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương về mô hình triển khai đầu tư hệ thống điện toán đám mây và quy trình thực hiện dịch chuyển các hệ thống thông tin hiện có lên điện toán đám mây sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Ngày 16/10/2021, Vòng thi chung kết và Lễ trao giải Cuộc thi Tìm kiếm giải pháp Chuyển đổi số Quốc gia năm 2021 - Viet Solutions 2021 đã được tổ chức thành công. Với thông điệp “Cộng hưởng để kiến tạo xã hội số”, đối tượng hướng đến của Viet Solutions 2021 là các cá nhân, tổ chức đang sinh sống, học tập và làm việc ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Cuộc thi đã thu hút 257 hồ sơ dự thi đến từ 17 quốc gia với các sản phẩm, giải pháp công nghệ tập trung vào 10 lĩnh vực: Y tế; Giáo dục; Tài chính - Ngân hàng; Nông nghiệp; Giao thông vận tải - Logistics; Năng lượng; Tài nguyên - Môi trường; Sản xuất công nghiệp; Giải pháp giải trí - tiện ích và Quản lý Doanh nghiệp.
b) Kết quả công tác chỉ đạo, điều hành
- Nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong thực tế triển khai của các chính sách cũ tạo điều kiện thúc đẩy chuyển đổi số, Bộ TTTT đã xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) trên trang Thông tin điện tử (TTĐT) hoặc cổng TTĐT của CQNN; đề nghị xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2017 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN.
+ Nghị định thay thế Nghị định số 43/2011/NĐ-CP bảo đảm môi trường pháp lý để khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế trong cung cấp thông tin và DVCTT thời gian qua, đồng thời cập nhật các nội dung mới phù hợp với sự phát triển công nghệ, thực tiễn cung cấp dịch vụ số trong nước và quốc tế, bảo đảm tính khả thi khi thực hiện các mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số nói chung và cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội nói riêng trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Nghị định thay thế Nghị định số 64/2007/NĐ-CP là cơ sở pháp lý khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT thời gian qua; hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về chuyển đổi số hoạt động của cơ quan nhà nước hướng tới phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; đảm bảo các điều kiện thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước, đưa toàn bộ hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường số.
- Ban hành Thông tư số 02/2021/TT-BTTTT ngày 21/6/2021 của Bộ TTTT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc, định dạng dữ liệu phục vụ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin báo cáo trong Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia” (QCVN 125:2021/BTTTT). Đây là điều kiện cần, là yếu tố nền tảng về mặt kỹ thuật để có thể triển khai Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ được khả thi, hiệu quả, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trên cả nước.
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được đẩy mạnh. Nhằm thực hiện mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021, Bộ TTTT đã đồng hành, hướng dẫn, phối hợp với các bộ, ban ngành, địa phương trong công tác chỉ đạo quyết liệt, ưu tiên nguồn lực để các cơ quan, đơn vị thực hiện thành công, đúng tiến độ Kế hoạch cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021. Tổ chức triển khai Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, đặc biệt là dữ liệu từ các Cơ sở dữ liệu quốc gia, các hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương bước đầu phát huy hiệu quả trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp theo hướng lấy người dùng làm trung tâm; nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước theo hướng dữ liệu số; tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí.
- Thời gian qua, Bộ TTTT đã luôn đồng hành cùng các bộ, ngành, địa phương trong việc đẩy nhanh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số; hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số. Hiện, Bộ TTTT đã thu thập danh sách doanh nghiệp vừa và nhỏ của cả nước để triển khai các hoạt động truyền thông rộng rãi và sâu sắc hơn. Xây dựng mạng lưới chuyển đổi số xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương với đội ngũ nhân lực được tổ chức bài bản, đồng bộ và thường xuyên được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyển đổi số, kỹ năng số để trực tiếp triển khai công tác chuyển đổi số đến từng cơ quan, tổ chức, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công, dịch vụ xã hội trực tuyến cho từng người dân trên địa bàn. Bộ TTTT đã xác định việc xây dựng Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu đề ra trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
1.3.4. Lĩnh vực An toàn thông tin
a) Kết quả hoạt động nổi bật
- Hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng và các nhiệm vụ được giao phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, không để xảy ra sự cố, xử lý thông tin vi phạm pháp luật, chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng đáp ứng được yêu cầu đặt ra, được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận.
- Theo báo cáo xếp hạng An ninh thông tin mạng toàn cầu 2020 được Liên minh Viễn thông Quốc tế công bố, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 25 trong 194 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng, thứ 7 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thứ 4 khu vực ASEAN. Việt Nam đạt tổng điểm 94,59/100, cải thiện điểm ở cả 5 trụ cột. 2 trụ cột Pháp lý và Hợp tác đạt số điểm tuyệt đối 20/20; điểm ở 3 trụ cột Kỹ thuật, Tổ chức, Nâng cao năng lực lần lượt đạt 16,31/20; 18,98/20 và 19,26/20.
- Ngày 13/01/2021, Bộ TTTT đã phối hợp cùng Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị ký kết Quy chế phối hợp công tác về an toàn thông tin không gian mạng giữa Bộ Tư lệnh 86 (Bộ Quốc phòng) và Cục ATTT (Bộ TTTT) nhằm tăng cường phối hợp thu thập, phát hiện, cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến bảo đảm ATTTM, tăng cường tổ chức diễn tập chung về bảo đảm ATTTM nhằm nâng cao năng lực, trình độ kỹ thuật cho đội ngũ nhân lực cho 02 đơn vị của 02 Bộ.
- Ngày 25/8/2021, ra mắt Chương trình Tìm kiếm lỗ hổng bảo mật cho (Bug Bounty) các nền tảng số hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Phạm vi của chương trình này gồm gần 20 nền tảng thành viên của Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia. Tiếp đó, ngày 18/10/2021, Bộ TTTT chính thức phát động Chương trình Bug Bounty cho tất cả nền tảng chuyển đổi số quốc gia. Chương trình Bug Bounty là giải pháp giúp Chính phủ dễ dàng kết nối với các chuyên gia bảo mật hàng đầu trong nước và trên thế giới, giúp rút ngắn thời gian, tiết kiệm công sức và chi phí cho việc bảo đảm an toàn an ninh mạng, trong việc tìm kiếm và phát hiện lỗ hổng trên các nền tảng chuyển đổi số quốc gia.
- Bộ đã bảo trợ và phối hợp tổ chức thành công 02 sự kiện lớn về an toàn thông tin: Hội thảo và Triển lãm quốc tế về An toàn không gian mạng (Viet Nam Security Summit 2021) với chủ đề “Bảo đảm an toàn không gian mạng trong kỷ nguyên số: Thách thức và lời giải” và Hội thảo - Triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2021 với chủ đề “An toàn thông tin trong chuyển đổi số: Thách thức và giải pháp”. Đồng hành với Hiệp hội VNISA tổ chức cuộc thi Sinh viên an toàn thông tin và lựa chọn đội tuyển tham dự Cyber Seagame; kết quả đứng thứ 02 trong các đội tham dự.
- Xây dựng, vận hành và triển khai ứng dụng Visafe - Ứng dụng đảm bảo an toàn không gian mạng trên đa nền tảng cho người dân. Visafe hỗ trợ hoàn toàn miễn phí cho người dân tính năng chặn các quảng cáo vi phạm an toàn thông tin như chứa các nội dung khiêu dâm, cờ bạc, vay tín dụng đen… khiến thiết bị của người dùng có nguy cơ lây nhiễm mã độc. Mặt khác, Visafe sẽ giúp người dùng loại bỏ những kết quả tìm kiếm chứa các nội dung không phù hợp trên trình duyệt.
- Xây dựng Hệ sinh thái Tín nhiệm mạng hướng đến mục tiêu bảo vệ người dân trên môi trường mạng, tạo dựng niềm tin số cho sản phẩm, dịch vụ của các cơ quan, tổ chức, thúc đẩy không gian mạng Việt Nam phát triển an toàn, lành mạnh. Đã thực hiện đánh giá và gắn nhãn tín nhiệm mạng cho 1.865 website (1.772 website CQNN, 41 cơ quan báo chí, 52 tổ chức khác).
- Ban hành “Cẩm nang Bảo đảm ATTT trong đại dịch Covid-19” nhằm hướng dẫn một số kỹ năng về làm việc từ xa an toàn, học trực tuyến an toàn, giải trí an toàn giúp người dùng Internet có thể bảo đảm ATTT khi kết nối trực tuyến và tài liệu Hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy, học trực tuyến.
b) Kết quả công tác chỉ đạo, điều hành
- Bộ TTTT trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021, phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn lực an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025”. Đề án góp phần đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn thông tin (ATTT) đối với nguồn nhân lực trong CQNN, các cơ sở nghiên cứu và phục vụ nhu cầu đào tạo kiến thức, kỹ năng ATTT của các tổ chức, cá nhân với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành cường quốc về ATTT, góp phần triển khai thành công chuyển đổi số. Bộ trưởng Bộ TTTT đã ban hành Quyết định số 1184/QĐ-BTTTT ngày 01/9/2021 về việc thành lập Ban Điều hành triển khai Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch tổng thể để triển khai các nhiệm vụ của Đề án.
- Ngày 18/8/2021, Bộ trưởng Bộ TTTT đã ban hành Chỉ thị số 49/CT-BTTTT về thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số an toàn, lành mạnh nhằm thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số an toàn, lành mạnh, tạo lập niềm tin số và bảo đảm an toàn không gian mạng Việt Nam.
- Ngày 16/9/2021, Bộ trưởng Bộ TTTT đã ban hành Chỉ thị số 60/CT-BTTTT về việc tổ chức triển khai diễn tập thực chiến bảo đảm ATTT mạng. Chỉ thị nêu rõ, bảo đảm ATTT mạng là nhiệm vụ then chốt, liên quan mật thiết tới sự phát triển bền vững của quá trình chuyển đổi số, việc đảm bảo ATTT mạng gắn liền với việc nâng cao năng lực chuyên môn của đội ứng cứu sự cố của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, Bộ TTTT yêu cầu các đơn vị nhà nước cần phải bố trí kinh phí hàng năm để tổ chức ít nhất 1 cuộc diễn tập thực chiến chuyên đề, ứng cứu sự cố mạng trong phạm vi của bộ, ngành, địa phương mình.
- Bộ TTTT đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
+ Chiến lược an toàn không gian mạng quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
+ Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025” (Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021). Nhằm triển khai hiệu quả Đề án, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định số 716/QĐ-BTTTT ngày 26/5/2021 về việc thành lập Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và Ban hành bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội nhằm tạo điều kiện phát triển an toàn, lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam.
+ Quyết định số 82/ QĐ-TTg phê duyệt Hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu MPLIS (của Bộ Tài nguyên và Môi trường) là hệ thống cấp độ 5.
- Tỷ lệ CQNN bảo vệ 4 lớp đã đạt 100% và bảo vệ thiết bị đầu cuối đạt 80% (đạt 100% so với kế hoạch năm). Hỗ trợ, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy xác định cấp độ và triển khai mô hình 04 lớp mức nâng cao.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện kiểm tra, đánh giá ATTT cho các nền tảng phòng, chống dịch. Tổ chức kiểm tra đánh giá ATTT cho các hệ thống quan trọng như: Cổng dịch vụ công quốc gia, cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, một số hệ thống thuộc lĩnh vực Y tế, một số hệ thống thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo… Gửi văn bản, email cảnh báo gần 700 lỗ hổng, trong đó có các sự cố mất ATTT tại các đơn vị lớn như Đài Tiếng nói Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Giao thông vận tải, Tòa án nhân dân tối cao…
- Đồng hành cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ đào tạo từ xa, ban hành hướng dẫn sử dụng, an toàn phần mềm, công cụ dạy, học trực tuyến.
- Liên tục giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, phát hiện và cảnh báo người dùng về các trang web, fanpage và loại hình tin nhắn lừa đảo. Thống kê và cung cấp công cụ cho phép người dùng tra cứu về các website, fanpage lừa đảo. Phối hợp với Cốc Cốc tổ chức “Chiến dịch Khiên xanh”, cảnh báo cho người dùng ngay khi truy cập vào 1 trang web lừa đảo. Xử lý hơn 400 website lợi dụng tình hình dịch Covid-19 giả mạo các ngân hàng, tổ chức tài chính, tập đoàn, tổng công ty nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thông tin cá nhân của người dân.
- Xây dựng văn bản hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ trọng tâm của các Sở Thông tin và Truyền thông về chuyển đổi số và an toàn thông tin mạng và hướng dẫn tổ chức, hoạt động của Đội Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.
- Phối hợp đề xuất nội dung Thông tư số 95/2021/TT-BTC ngày 11/11/2021 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025”.
- Hoàn thành 05 dự thảo TCVN, xây dựng và hoàn thành các hướng dẫn kỹ thuật về an toàn thông tin như: Danh mục yêu cầu cơ bản bảo đảm an toàn thông tin mạng cho thiết bị IoT tiêu dùng, Khung tiêu chuẩn an toàn, an ninh mạng cho thiết bị hạ tầng mạng viễn thông; Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với các sản phẩm Threat Intelligence, Tường lửa ứng dụng Web…
- Thành lập 03 ISAC lĩnh vực an toàn, an ninh mạng; điện lực và ngân hàng nhằm mục đích chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, chuyên gia nhằm dự báo trước, đưa ra cách thức phòng chống, khắc phục các mối đe dọa và lỗ hổng trên mạng.
- Bộ TTTT đã cấp phép cho 04 doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Công nghệ Savis, Tập đoàn VNPT, Công ty Cổ phần MISA, Công ty Hệ thống thông tin FPT) cung cấp dịch vụ chữ ký số theo mô hình ký số từ xa, đồng thời đang thẩm định hồ sơ cho 02 doanh nghiệp là BkavCA và Naccencom; Cấp phép cho 02 doanh nghiệp (Newtel-CA và Viettel-CA) cung cấp dịch vụ chữ ký số theo mô hình ký số di động.
- Giải pháp ký số từ xa và SIM PKI đã được triển khai tích hợp vào cổng dịch vụ công của một số địa phương như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre và tiến tới sẽ triển khai khắp các địa phương trong cả nước.
- Trong năm 2021, Bộ TT&TT đã kiểm tra 06 CA công cộng (Safe-CA, EASY-CA, CMC-CA, CA2, EFY-CA, FastCA và kiểm tra đột xuất 01 CA công cộng (FPT-CA).
- Bộ TTTT đã xếp hạng thường niên các tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng được công bố tại trang web https://neac.gov.vn/vi/bang-xep-hang.
1.3.5. Lĩnh vực Kinh tế số
a) Kết quả hoạt động nổi bật
- Bộ TTTT đã xây dựng, hoàn thiện, trình Chính phủ thông qua Hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Giao dịch điện tử sửa đổi thay thế Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
- Xây dựng, hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
b) Kết quả công tác chỉ đạo, điều hành
- Xây dựng, hoàn thiện dự thảo Bộ chỉ tiêu thống kê đo lường kinh tế số và xã hội số, gửi các tỉnh, thành phố để thử nghiệm đo lường phát triển kinh tế số tại địa phương, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và đã đưa được 22 chỉ tiêu cơ bản về kinh tế số vào Luật Thống kê (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua. Hiện Tổng cục Thống kê đang tổng hợp Bộ chỉ tiêu này để xây dựng Thông tư của Bộ KH&ĐT hướng dẫn Hệ thống chỉ tiêu thống kê, đo lường kinh tế số.
- Bộ TTTT đã ban hành Quyết định số 1178/QĐ-BTTTT ngày 09/8/2021 Hướng dẫn cấu trúc, phương án và giao nhiệm vụ xây dựng Nền tảng địa chỉ số Việt Nam trở thành nền tảng hạ tầng quan trọng cho phát triển kinh tế số.
- Triển khai Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn; Hướng dẫn, tổ chức triển khai xây dựng sàn TMĐT nông nghiệp của Việt Nam.
- Xây dựng, hoàn thiện Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp.
- Chỉ đạo, phối hợp với nhóm công tác triển khai Chương trình SMEdx để hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa, với gần 88 nghìn lượt doanh nghiệp truy vấn hỗ trợ từ Chương trình; gần 15 nghìn doanh nghiệp tiếp cận chương trình; hơn 2,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký sử dụng nền tảng số, trong đó có gần 2000 doanh nghiệp sử dụng nền tảng số để chuyển đổi số thành công.
- Thúc đẩy chiến lược phát triển các doanh nghiệp lớn trong ngành thành các tập đoàn công nghệ số: thông qua việc hướng dẫn, phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp lớn trong ngành (gồm Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, Tập đoàn VNPT, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) và Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch hoạt động 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 theo hướng phát triển các tập đoàn, tổng công ty này thành các tập đoàn công nghệ số để dẫn dắt chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.
1.3.6. Lĩnh vực Công nghiệp ICT
a) Kết quả hoạt động nổi bật
Hoàn thiện khung hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam: Nghiên cứu và lập đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số; Xây dựng Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 để định hướng phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Về phát triển khu CNTT tập trung:
- Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 895/QĐ-TTg ngày 09/6/2021 thành lập Khu CNTT tập trung thành phố Cần Thơ. Đây là khu CNTT tập trung thứ 6 của cả nước và là khu đầu tiên của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), có ý nghĩa đặc biệt đối với thành phố Cần Thơ nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung, đánh dấu sự khởi đầu của việc chuyển đổi từ trọng tâm là nông nghiệp sang phát triển công nghiệp công nghệ số với giá trị gia tăng cao, tạo động lực lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế.
- Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 966/QĐ-TTg ngày 18/6/2021 về việc tiếp tục thí điểm Chuỗi công viên phần mềm Quang Trung. Quyết định là sở cứ để 09 địa phương (Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bến Tre, Bắc Giang, Đắk Lắk) tiếp tục thực hiện kế hoạch triển khai đầu tư thành lập các trung tâm/khu công nghiệp CNTT của các tỉnh và đồng thời tham gia thành viên Chuỗi. Đây là tiền đề, động lực góp phần quan trọng cho phát triển công nghiệp ICT và quá trình chuyển đổi số cho các địa phương phía Nam.
Về hỗ trợ và kêu gọi doanh nghiệp công nghệ số chung tay phòng chống đại dịch Covid-19: Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu và thử nghiệm, phát triển thiết bị 5G; Kêu gọi doanh nghiệp ngành TTTT chung tay ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19, với tổng số tiền ủng hộ 576 tỷ đồng từ 129 doanh nghiệp; tham gia Chương trình Tấm lòng mùa dịch - San sẻ yêu thương để phát phần quà trị giá 300.000 đồng cho mỗi người lao động gặp khó khăn tại TP. Hồ Chí Minh và Chương trình phát báo cho người dân.
Về phát triển doanh nghiệp công nghệ số: Công bố chính thức Hệ thống cơ sở dữ liệu công nghiệp ICT Make in Viet Nam, phản ánh bức tranh toàn cảnh về ngành công nghiệp ICT với thông tin số liệu tổng hợp của hơn 64.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam và gần 1.000 sản phẩm, dịch vụ ICT thương hiệu Việt và sản phẩm, dịch vụ Make in Viet Nam;
Thực hiện chủ trương Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về “Xây dựng khung khổ pháp luật, môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số”, năm 2021, Bộ TTTT tổ chức Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ III với chủ đề “Chuyển đổi số - động lực phục hồi và phát triển kinh tế”. Diễn đàn có sự tham dự và phát biểu chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Đây là sự kiện quan trọng ở quy mô quốc gia thu hút sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số để trao đổi, thảo luận những định hướng lớn thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số, giải các bài toán chuyển đổi số quốc gia và doanh nghiệp công nghệ số giúp các ngành, lĩnh vực phục hồi và phát triển kinh tế bền vững trong và sau đại dịch Covid-19. Trong khuôn khổ sự kiện này, Bộ TTTT tổ chức Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2021. Đây là Giải thưởng uy tín mang tầm quốc gia trong lĩnh vực công nghệ số nhằm tôn vinh các sản phẩm công nghệ số do người Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam thiết kế, sáng tạo tại Việt Nam, giải các bài toán Việt Nam, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số quốc gia, góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, nền kinh tế Việt Nam bứt phá, phát triển nhanh, bền vững, bao trùm với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.
b) Kết quả công tác chỉ đạo điều hành
- Lập đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số: Đã tổ chức họp với Bộ Tư pháp để thẩm định, đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Việc xây dựng Luật nhằm: Thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp công nghệ số; Xây dựng và bảo vệ được không gian tăng trưởng và phát triển kinh tế số (bền vững và tự chủ) dựa trên các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, sản xuất, cung cấp, ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam; Thống nhất các nội dung quy định về công nghiệp công nghệ số trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, tránh việc quy định chồng chéo, mâu thuẫn, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành pháp luật về phát triển CNTT.
- Xây dựng Chiến lược Phát triển công nghiệp công nghệ số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030: Bộ TTTT đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về việc điều chỉnh nhiệm vụ xây dựng “Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” thành xây dựng Chiến lược Phát triển công nghiệp công nghệ số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 thay cho Chương trình Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Ngày 03/12/2021, Bộ trưởng Bộ TTTT đã ban hành Thông tư số 19/2021/ TT-BTTTT ban hành danh mục sản phẩm CNTT trọng điểm. Việc ban hành Thông tư đã đáp ứng yêu cầu thay đổi nhanh chóng của công nghệ và sự phát triển của kinh tế xã hội nhằm khắc phục hạn chế một số sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm CNTT trọng điểm ban hành tại Thông tư số 01/2017/TT-BTTTT hiện nay không còn phù hợp. Hơn nữa, danh mục sản phẩm cũng đã cập nhật, bổ sung các sản phẩm với xu thế của CMCN 4.0, phục vụ cho quá trình chuyển đổi số quốc gia như: điện thoại thông minh, thiết bị mạng viễn thông 5G, các nền tảng số cung cấp các giải pháp chuyển đổi số cho các ngành, lĩnh vực... góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp ICT tăng trưởng, phát triển, đẩy mạnh sản xuất sản phẩm “Make in Viet Nam”.
- Ngày 03/12/2021, Bộ trưởng Bộ TTTT đã ban hành Thông tư số 20/2021/ TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung Danh mục sản phẩm phần mềm ban hành kèm theo Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT. Thông tư đã cập nhật bổ sung 18 nhóm phần mềm (bao gồm các sản phẩm trong nhóm) trong phân loại UNSPSC của Liên hợp quốc vào danh mục sản phẩm phần mềm phù hợp với 05 nhóm phần mềm theo Nghị định số 71/2007/NĐ-CP cùng rất nhiều phần mềm mới theo đề xuất của các doanh nghiệp, hiệp hội, cơ quan nhà nước. Việc ban hành Thông tư này tạo sở cứ pháp lý để phục vụ các hoạt động quản lý, thúc đẩy phát triển, xây dựng chính sách, thông tin số liệu đối với hoạt động kinh doanh, nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp phần mềm tại Việt Nam; Đăng ký doanh nghiệp; Xác định hoạt động sản xuất phần mềm được hưởng ưu đãi thuế. Đồng thời, Danh mục sản phẩm phần mềm là sở cứ để xây dựng mã HS (Harmonized System) cho sản phẩm phần mềm để quản lý xuất nhập khẩu phần mềm qua mạng.
- Hoàn thiện Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam năm 2021 (Viet Nam ICT Index 2021) khối các bộ, ngành, địa phương. Báo cáo Việt Nam ICT Index hàng năm nhằm cung cấp số liệu thống kê chính thức về các lĩnh vực do Bộ TTTT quản lý, phản ánh hiện trạng phát triển CNTT-TT của đất nước, được nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế sử dụng. Báo cáo ICT Index năm 2021 có điểm mới là được thực hiện trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu mới được xây dựng để phù hợp với giai đoạn 2021 - 2025, đồng thời cho phép lấy số liệu thông qua các nguồn đã có sẵn từ các đơn vị khác, đặc biệt là từ bộ chỉ số chuyển đổi số để giảm thiểu việc yêu cầu báo cáo từ các bộ, ngành, địa phương.
- Xây dựng, hoàn thiện Sách trắng CNTT-TT Việt Nam 2021. Sách Trắng cung cấp số liệu về hiện trạng phát triển tất cả các lĩnh vực quản lý của Bộ TTTT năm 2020, qua đó phản ánh vai trò và vị trí của ngành TTTT từng bước trở thành nền tảng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tham gia giải quyết hầu hết các bài toán khó của quốc gia nói chung và của từng bộ, ngành, địa phương nói riêng, phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nghiên cứu, sản xuất thiết bị 5G. Mục tiêu sớm triển khai mạng 5G bằng nội lực là chủ yếu, với công nghệ và thiết bị 5G do các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu và làm chủ sản xuất. Một số nhiệm vụ đã triển khai:
+ Đầu tư triển khai thiết lập mạng 5G ở phường Bách Khoa ở quy mô rộng với đầy đủ các trạm Macro 8T8R và Micro cùng với thiết bị truyền dẫn site router do Viettel nghiên cứu, sản xuất.
+ Đã triển khai 12 trạm Micro 8T8R của VHT trên mạng lưới: tốc độ download 1,5 Gbps, upload 60 Mbps ở dải tần 3,7 GHz, hỗ trợ 16 UE, đang nghiên cứu phát triển thiết bị ở các dải tần khác như 2,6 GHz.
+ Kết nối và tổ chức các buổi họp trao đổi kỹ thuật kinh nghiệm nghiên cứu phát triển, sản xuất thiết bị mạng 5G giữa Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT) với các chuyên gia 5G tại Pháp, các công ty công nghệ trên thế giới như: Rakuten, Samsung, Fujitsu,... để hỗ trợ VHT giải quyết các thách thức, khó khăn trong quá trình nghiên cứu, sản xuất.
- Phát triển các khu CNTT tập trung:
+ Thực hiện quy trình thẩm định Đề án bổ sung Khu CNTT tập trung Quảng Ninh vào quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTT tập trung.
+ Phối hợp với Tổng cục Thuế về hướng dẫn chính sách ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp cho Khu CNTT tập trung Cầu Giấy.
+ Hướng dẫn Công viên phần mềm Quang Trung xây dựng Chiến lược Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung giai đoạn 2021 - 2023 nhằm thực hiện Quyết định số 966/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thí điểm Chuỗi công viên phần mềm Quang Trung.
- Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và sản phẩm CNTT: Tổ chức Hội thảo về doanh nghiệp và sản phẩm Make in Viet Nam năm 2021 tại Quảng Ninh ngày 26/11. Hội thảo được tổ chức nhằm:
+ Tuyên truyền, quảng bá, tăng cường nhận thức về giá trị của sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam trong các ngành, lĩnh vực, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi số quốc gia; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân chuyển đổi số nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh.
+ Kết nối cung cầu giữa đơn vị sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ với đơn vị sử dụng, thúc đẩy chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực. Góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo.
+ Định hướng xây dựng đô thị thông minh, phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, bàn về các giải pháp, mô hình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và khuyến nghị cho địa phương.
1.3.7. Lĩnh vực Báo chí, truyền thông
 a) Kết quả hoạt động nổi bật
- Ngày 31/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg về nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chí giai đoạn 2021 - 2025, trong đó yêu cầu các cơ quan chủ quản báo chí quan tâm, tạo điều kiện để cơ quan báo chí nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị thông tin tuyên truyền thiết yếu; Hàng năm, tăng khoảng 20% số lượng tin, bài, thời lượng chương trình phát thanh, truyền hình sản xuất mới phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu so với năm 2020. Bộ đã tổ chức Tọa đàm trao đổi, thảo luận với 20 cơ quan báo chí về các giải pháp hỗ trợ kinh tế báo chí trong tình hình mới nhằm thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg của Chính phủ.
- Ngày 12/5/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg về tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông.
- Ngày 20/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo tập trung vào lĩnh vực quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam, trong đó quy định cụ thể về trách nhiệm các bên tham gia; các hành vi vi phạm và chế tài xử lý đối với các đối tượng, hành vi quảng cáo xuyên biên giới như: Doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải tuân thủ quy định pháp luật về quảng cáo tại Việt Nam như doanh nghiệp trong nước; phải gỡ bỏ quảng cáo vi phạm trong vòng 24 giờ theo yêu cầu của Bộ TTTT; Các báo điện tử, mạng xã hội, trang tin điện tử, người quảng cáo có quyền yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trong và ngoài nước phải cung cấp giải pháp kỹ thuật kiểm tra, loại bỏ quảng cáo vi phạm; Yêu cầu người phát hành quảng cáo (báo điện tử, mạng xã hội, trang tin điện tử…), người quảng cáo, đại lý quảng cáo trong nước không hợp tác quảng cáo với các trang tin, nền tảng quảng cáo trong và ngoài nước không tuân thủ luật pháp Việt Nam.
- Ngày 29/10/2021, Bộ TTTT đã phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội thảo tuyên truyền Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” với 140 đại biểu là lãnh đạo cơ quan báo chí, phóng viên và hơn 30 cơ quan báo chí tham gia đưa tin. Đây là hội thảo đầu tiên Bộ TTTT phối hợp với Bộ Y tế tổ chức, thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác truyền thông và chủ động đi trước. Hội thảo nhằm trao đổi cặn kẽ những vướng mắc, những nội dung quan trọng cần được truyền thông tốt hơn và để các cơ quan báo chí có kiến nghị, đóng góp với Bộ Y tế trong thực tế đối với công tác truyền thông phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay.
- Tổ công tác đặc biệt của Bộ đã phối hợp với lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình livestream “Dân hỏi - Thành phố trả lời” trong giai đoạn TP. Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách nghiêm ngặt từ 23/8 đến 15/9/2021. Đây là lần đầu tiên chính quyền đối thoại trực tiếp với người dân trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội với mục tiêu chia sẻ và kết nối thông tin giữa chính quyền và người dân, đồng thời giải đáp những khúc mắc về cơ chế, chính sách, chủ trương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
- Tham gia vòng 25 Đối thoại Nhân quyền Việt Nam - Hoa Kỳ: Vòng 25 đối thoại nhân quyền Việt Nam - Hoa Kỳ (được tổ chức tại Washington D.C, Hoa Kỳ từ ngày 09/11 - 10/11/2021) đã diễn ra tốt đẹp trên tinh thần đối thoại thẳng thắn, cởi mở; đối thoại đã đạt được các mục tiêu đề ra, góp phần giải tỏa những quan tâm của Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền của Việt Nam, không để những khác biệt ảnh hưởng tới đà phát triển song phương, đồng thời đấu tranh với việc lợi dụng dân chủ - nhân quyền - tôn giáo để can thiệp nội bộ của Việt Nam, phản bác những thông tin sai lệch về tình hình Việt Nam.
- Tổ chức trưng bày sách tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng với sự tham gia của trên 30 nhà xuất bản và một số đơn vị phát hành xuất bản phẩm với 1.988 tên sách, tựa sách của các đầu sách tiêu biểu có chất lượng.
- Tổ chức Hội sách trực tuyến Quốc gia chào mừng Ngày sách Việt Nam lần thứ 8 từ ngày 17/4/2021 - 15/5/2021 trên sàn Book365.vn. Sau hơn 20 ngày diễn ra, Hội sách đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các đơn vị xuất bản và bạn đọc cả nước với 86 gian hàng của các đơn vị tham gia, thu hút hơn 4 triệu lượt truy cập Hội sách, 40.000 bản sách đến tay bạn đọc, trong đó có hơn 10.000 tựa sách hay được tài trợ, đưa mức doanh thu đạt trên 3,5 tỷ đồng (gấp 3,5 lần so với năm 2020).
b) Kết quả công tác chỉ đạo, điều hành
*Về báo chí:
- Tập trung chỉ đạo các cơ quan báo chí tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống; cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Thực hiện yêu cầu của Bộ TTTT, các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử đã tăng cường thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử tạo hiệu ứng lan tỏa tốt; hình thức thể hiện đa dạng, từ tin, bài phản ánh, phỏng vấn, phân tích sâu, Infographic và được thiết kế ấn tượng.
- Thực hiện Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 25/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TTTT, Trưởng Tiểu ban Truyền thông đã ban hành 02 Quyết định, 05 Kế hoạch tuần, 01 Kế hoạch chung và 01 Kế hoạch giai đoạn. Chuyển biến rõ nét của thông tin báo chí, truyền thông sau khi có các Kế hoạch tuần của Tiểu ban Truyền thông là đã tập trung tuyên truyền đảm bảo thống nhất, kịp thời, chính xác thông tin về tình hình, các quan điểm, chỉ đạo, giải pháp chống dịch hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia với phương châm xuyên suốt là “chống dịch như chống giặc; lấy xã, phường là “pháo đài”, người dân là “chiến sỹ”, người dân vừa là trung tâm phục vụ, vừa là chủ thể thực hiện mọi chính sách; xét nghiệm thần tốc, phát hiện sớm nguồn lây, khoanh vùng dập dịch kịp thời, hạn chế phong tỏa kéo dài trên diện rộng; triển khai quyết liệt các biện pháp điều trị, giảm tử vong”. Công tác truyền thông phòng, chống dịch với mục tiêu để “Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm”; tuyên truyền truyền cảm hứng, nêu gương người tốt, việc tốt; tập trung các tin, bài hướng dẫn kỹ năng, tư vấn, giải đáp liên quan đến kỹ năng sống an toàn, chung sống an toàn trong mùa dịch, trong vùng dịch, đề xuất, hiến kế các giải pháp chống dịch; phản bác các thông tin xuyên tạc, kích động, sai sự thật về công tác phòng, chống dịch. Cơ quan báo chí đã giảm đáng kể các bài viết tiêu cực, giật tít gây hoang mang, lo lắng.
- Tiểu ban Truyền thông đã thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo đột xuất và định kỳ tình hình triển khai công tác truyền thông, công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Tiểu ban Truyền thông của địa phương và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 01 tuần/lần, nhằm tăng cường phối hợp với các tỉnh, thành phố để thống nhất chỉ đạo công tác truyền thông phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn quốc.
- Ban hành văn bản về tăng cường kỷ luật truyền thông phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo quy định quyền riêng tư cá nhân, hiệu quả phòng chống dịch, giữ trạng thái chủ động, không chủ quan, lơ là phòng chống dịch của người dân.
- Về việc thực hiện Quy hoạch báo chí: Bộ đã hoàn thành việc sắp xếp, quy hoạch báo chí theo Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính  phủ, đối với các cơ quan báo chí tại 29/29 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 33/33 tổ chức Hội ở Trung ương và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; 31/31 địa phương (chỉ còn Báo Tuổi trẻ vẫn đang trực thuộc Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh).
Thực hiện quy hoạch đã giảm 39 cơ quan báo thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tổ chức Hội ở Trung ương; giảm 31 cơ quan báo thuộc các địa phương. So với năm 2019 (có 195 cơ quan báo) thì tới năm 2021 đã giảm 70 cơ quan báo (giảm 36%). Tính đến ngày 30/11/2021, cả nước có 816 cơ quan báo chí (in và điện tử) trong đó có 230 báo, tạp chí thực hiện 2 loại hình (báo: 116, tạp chí: 114), 557 báo, tạp chí in, 29 báo, tạp chí điện tử.
Tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn xây dựng đề án cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện (Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội Nhân dân và Báo Công an Nhân dân).
- Việc cấp phép thành lập mới các cơ quan báo chí, cấp thêm loại hình báo chí, cấp lại giấy phép hoạt động báo chí được thực hiện thận trọng, khách quan và khoa học, đảm bảo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Đảng; nội dung quy định giấy phép hoạt động báo chí đảm bảo cụ thể, khoa học, chặt chẽ. Việc cấp phép tạp chí đảm bảo quy định tôn chỉ, mục đích rõ ràng, thể hiện tính chuyên sâu, chuyên ngành; hình thức thể hiện đầy đủ, rõ ràng cụm từ “tạp chí” trên măng sét và giao diện trang chủ, tránh tình trạng “báo hóa” tạp chí.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để đo lường định lượng độc giả, đánh giá hiệu quả nội dung thông tin trên cơ sở số liệu thống kê để từ đó nhận định, đánh giá được xu thế thông tin, từ đó có các biện pháp, giải pháp chỉ đạo, quản lý kịp thời, bám sát và phù hợp với tình hình thực tiễn. Xây dựng bộ công cụ đánh giá tôn chỉ, mục đích của các cơ quan báo chí nhằm phát hiện sai phạm và xử lý theo quy định của pháp luật và đang triển khai dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 “Hệ thống lưu chiểu và phân tích dữ liệu báo chí, truyền thông quốc gia”.
*Về Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử:
- Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ và Nghị định 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích tạo được hành lang pháp lý để khắc phục những vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn thi hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, bắt kịp xu thế phát triển của công nghệ số, các dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng đồng thời đảm bảo tính kế thừa của các quy định còn phù hợp của Nghị định.
- Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình để quản lý các nền tảng cung cấp dịch vụ truyền hình OTT, VOD xuyên biên giới tại Việt Nam.
- Bộ TTTT đã chỉ đạo xây dựng và vận hành Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam có chức năng tiếp nhận trực tuyến các phản ánh về tin giả của cơ quan, tổ chức, cá nhân (qua cổng thông tin: www.tingia.gov.vn; tổng đài 18008108; các hình thức điện tử khác như: email,…); phối hợp cơ quan chức năng thẩm định tin giả; đánh giá xu hướng thông tin chia sẻ, tương tác lớn để dán nhãn cảnh báo tin giả; gắn nhãn tin giả, tin sai sự thật; công bố tin giả; phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc xử lý các hành vi đăng tải, chia sẻ tin giả, tin sai sự thật trên mạng; cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình xử lý vi phạm liên quan đến tin giả trên phạm vi cả nước; cung cấp các thông tin xác thực và hướng dẫn cách nhận biết, phòng tránh, đối phó với tin giả.
- Tổ chức Hội thảo giao ban và họp trực tuyến với 14 Sở TTTT và 14 doanh nghiệp truyền hình trả tiền địa phương để phổ biến chính sách pháp luật và hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tổ chức Hội thảo giao ban quản lý hoạt động truyền hình trả tiền bằng văn bản thông qua việc tổng hợp hiện trạng số liệu thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền năm 2021, các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp. Từ đó cung cấp số liệu và trả lời kiến nghị, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.
- Ngày 23/8/2021, Bộ trưởng Bộ TTTT đã ban hành Quyết định số 1265/QĐ- BTTTT công bố tiêu chí chất lượng sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực thông tin, tuyên truyền đối với hạng mục sản xuất, truyền dẫn, phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình.
- Tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội xuyên biên giới. Tập trung rà soát, bóc gỡ các kênh thông tin xấu độc, các fanpage phản động. Yêu cầu Facebook, Google gỡ bỏ các tài khoản, fanpage vi phạm, kênh Youtube xấu độc tại Việt Nam. Kết quả: Facebook thông báo đã ngăn chặn, gỡ bỏ 3.020 bài viết đăng thông tin sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm, gây mất uy tín các Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Youtube thông báo đã ngăn chặn, gỡ bỏ 9.885 videos đăng thông tin sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm, gây mất uy tín các Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Tiktok đã chặn, gỡ: 1.142 videos vi phạm, đăng tải thông tin sai sự thật, nội dung tiêu cực, gây ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19, lợi dụng tình hình dịch để bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
- Tăng cường xử lý thông tin vi phạm trên mạng và tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội.
*Về Thông tin đối ngoại (TTĐN):
- Trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo sơ kết Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động TTĐN.
- Tham gia cơ chế tham mưu chỉ đạo công tác tư tưởng và tuyên truyền về nhân quyền, biển đảo và TTĐN thông qua cơ chế Nhóm giúp việc thường trực Ban Chỉ đạo công tác TTĐN - Ban Tuyên giáo Trung ương; Nhóm tham mưu Biển Đông - Hải đảo thuộc Ủy ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông - Hải đảo.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo công tác TTĐN, Bộ Ngoại giao triển khai chỉ đạo, tổ chức cung cấp và định hướng nội dung TTĐN cho các cơ quan báo chí về các vấn đề liên quan đến Việt Nam.
- Cập nhật, cung cấp thông tin về kết quả thực hiện Quyết định số 1252/QĐ- TTg ngày 26/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp, xây dựng báo cáo quốc gia. Xây dựng lập luận và tham gia vòng 25 Đối thoại Nhân quyền Việt Nam - Hoa Kỳ.
- Ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 42/QĐ-TTg ngày 12/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tuyên truyền thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo.
- Duy trì cơ chế Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về nhân quyền và TTĐN định kỳ hằng tháng với sự tham gia của gần 20 báo cáo viên từ các Bộ: Ngoại giao; Y tế; Lao động, Thương binh và Xã hội, Công an... Từ thông tin cung cấp tại Hội nghị, các cơ quan báo chí đã xuất bản trung bình 30 bài/tháng và sử dụng làm kiến thức nền phục vụ lâu dài trong quá trình tác nghiệp của phóng viên.
- Ban hành và triển khai Kế hoạch hành động về Biển Đông năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025. Báo cáo tổng kết về việc triển khai Đề án tổng thể tuyên truyền bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông giai đoạn 2008 - 2020 và Chỉ thị số 41/ CT-TTg ngày 22/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
- Gửi thành công 02 Triển lãm Ảnh và Giới thiệu phim “Khám phá Việt Nam” cho Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Na Uy và Cô-Oét kịp thời phục vụ công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại, quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam nhân dịp kỷ niệm năm tròn, năm chẵn quan hệ giữa Việt Nam với các nước.
- Tổ chức nắm bắt dư luận trong và ngoài nước về tình hình Việt Nam hàng tuần, chú trọng theo dõi các ý kiến đánh giá, nhận định của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, giới học giả, chuyên gia nước ngoài; thực hiện báo cáo “Điểm dư luận báo chí nước ngoài về Việt Nam” làm tài liệu tham khảo cho Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; nắm bắt sát thông tin để chỉ đạo báo chí trong việc giải thích, làm rõ, đấu tranh, bác bỏ các thông tin sai trái, xuyên tạc về tình hình Việt Nam.
- Theo dõi, đánh giá việc tuyên truyền đối ngoại về bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
- Quản lý và duy trì hiệu quả các Trang, Cổng Thông tin điện tử: Xuất bản 19.541 tin, bài và 4620 chương trình truyền hình trên các cổng, trang thông tin điện tử. Về số lượng truy cập: vietnam.vn: 4,6 triệu lượt, aseanvietnam.vn: 960 nghìn lượt truy cập.
+ Xây dựng mới giao diện Cổng TTĐN (vietnam.vn), tích hợp các chuyên trang Việt - Lào, Việt Nam - Campuchia, Nhân quyền và Hội nhập. Xây dựng Chuyên trang “Vì một đường biên giới hòa bình hữu nghị hợp tác và phát triển” (bg.vietnam.vn). Xây dựng mới Chuyên mục “Make in Việt Nam”.
- Tổ chức và hướng dẫn hoạt động báo chí cho 04 đoàn phóng viên thuộc các hãng báo chí, truyền hình Nhật Bản và 01 đoàn phóng viên thuộc các hãng báo chí, truyền hình nước ngoài và tham tán, tùy viên báo chí sứ quán các nước tại Việt Nam làm phóng sự về đất nước con người Việt Nam và cơ hội đầu tư nước ngoài tại các địa phương: Phú Yên, Bình Định, Kiên Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Thừa Thiên Huế.
- Sản xuất 65 phim tài liệu trong chuyên mục “Văn hóa và hội nhập”; Chương trình phim chuyên đề năm 2021, phát sóng định kỳ hàng tháng trên kênh Văn hóa - Du lịch VOV, Truyền hình Thông tấn và một số đài Truyền hình trong nước. Biên tập và gửi phim “Việt Nam điểm hẹn thế giới” cho Đại sứ quán Việt Nam tại Anh phục vụ trình chiếu tại sự kiện Quốc khánh 2/9. Cung cấp 102 phim Văn hóa hội nhập cho Đại sứ quán Việt Nam tại Algieria và Vương quốc Anh; Cung cấp 15 phim cho Đại sứ quán Venezuela tại Việt Nam. Cung cấp 40 phim tài liệu phát trên Tạp chí Thời đại điện tử, Báo Quốc tế của Bộ Ngoại giao.
*Về thông tin cơ sở:
- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 - 2025”. Đề án góp phần thay đổi, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng, hỗ trợ người dân thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa dùng một lần và chuyển dần sang sử dụng các sản phẩm gần gũi, thân thiện với môi trường; đồng thời đẩy mạnh công tác thu gom, tái chế các sản phẩm nhựa hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh và tăng trưởng xanh,...
- Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Đề án “Tuyên truyền bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025” trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
- Bộ TTTT đã ban hành Quyết định số 1381/QĐ-BTTTT ngày 07/9/2021 ban hành Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2021 - 2025. Ban hành Văn bản số 1273/BTTTT-TTCS ngày 27/4/2021 về việc hướng dẫn yêu cầu chức năng, tính năng kỹ thuật của Hệ thống thông tin nguồn trung ương, Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh và kết nối các hệ thống thông tin (Phiên bản 1.0).
- Ban hành 42 văn bản chỉ đạo các Sở TTTT thực hiện tuyên truyền trên hệ thống thông tin cơ sở với các nội dung về những sự kiện, vấn đề quan trọng của đất nước, nổi bật là một số nội dung tuyên truyền như: Phổ biến các luật, nghị quyết mới được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV; triển khai một số nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật và tăng cường phổ biến pháp luật dịp Tết Tân Sửu 2021; triển khai Định hướng chiến lược phát triển thông tin cơ sở giai đoạn 2021 - 2025; phát triển kinh tế - xã hội trên hệ thống thông tin cơ sở năm 2021; tuyên truyền hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1161/2021/QĐ-CTN của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2021; mở đợt cao điểm tuyên truyền phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái... Thông qua công tác tuyên truyền đã tạo sự chuyển biến về nhận thức, thống nhất ý chí và hành động, tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển nhanh, bền vững đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
- Tổ chức sản xuất và phát sóng 81 chương trình phát thanh trên Đài Tiếng nói Việt Nam, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cấp huyện và cấp xã về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Thông qua việc tuyên truyền đã tạo sự chuyển biến về nhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng, sự đồng thuận cao trong Nhân dân để đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống; thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển nhanh, bền vững đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
- Công tác thông tin, tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026 trên hệ thống thông tin cơ sở bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và hiệu quả; đặc biệt vào dịp cao điểm, hệ thống truyền thanh cấp huyện, cấp xã đã vào cuộc tích cực, tăng thời lượng, tần suất phát thanh hằng ngày, cả ngày nghỉ và ngày lễ.
- Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, để thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Bộ TTTT đã ban hành 19 văn bản chỉ đạo; cung cấp 09 file âm thanh và 03 tài liệu tuyên truyền hướng dẫn các địa phương tổ chức thông tin, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã và các phương tiện thông tin cơ sở khác đến các tầng lớp nhân dân. Bộ TTTT đã cung cấp tài liệu hướng dẫn kinh nghiệm truyền thông phòng, chống Covid-19 của Sở TTTT tỉnh Quảng Ninh tới các địa phương trong cả nước tham khảo, học tập. Cung cấp tài liệu tuyên truyền Thông điệp 5T - “Pháo đài” chống dịch Covid-19 trong tăng cường giãn cách xã hội. Tuyên truyền về kinh nghiệm thành công của tỉnh Bắc Giang trong việc huy động nhân dân tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 thông qua mô hình Tổ Covid cộng đồng.
*Về Xuất bản, In và Phát hành:
- Bộ TTTT đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1862/QĐ-TTg ngày 04/11/2021 về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Xây dựng, hoàn thiện Đề án “Chương trình Sách Quốc gia”.
- Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014, Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động in và xây dựng Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 về đặt hàng xuất bản phẩm sử dụng ngân sách nhà nước.
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn về tiền thuê nhà, đất; thuế thu nhập doanh nghiệp để hỗ trợ các nhà xuất bản, cơ sở phát hành. Xây dựng và triển khai một số chính sách phát triển xuất bản điện tử. Bộ TTTT đã ban hành Kế hoạch số 3042/KH-BTTTT ngày 11/8/2021 “Kế hoạch phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025”. Xây dựng Đề án đặt hàng xuất bản phẩm sử dụng ngân sách nhà nước giai đoạn 2022 - 2026 trình Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1377/QĐ-TTg ngày 02/8/2021 phê duyệt chương trình đặt hàng xuất bản phẩm sử dụng ngân sách nhà nước giai đoạn 2022 - 2026. Xây dựng và ban hành: Chiến lược thúc đẩy phát triển lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm giai đoạn 2021 - 2025; Chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2025 của Cục Xuất bản, In và Phát hành; Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất bản, in và phát hành giai đoạn 2021 - 2025.
Đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa được 47/47 TTHC, 7/40 điều kiện kinh doanh, 18/19 chế độ báo cáo liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực xuất bản, in và phát hành giai đoạn 2021 - 2025 (theo Nghị quyết số 68/NQ-CP). Tổng cộng cắt giảm, đơn giản hóa được 72/106 phương án đạt 67,92%. Tổng chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tiết kiệm từ việc cắt giảm, đơn giản được hơn 10,5 tỷ đồng (10.591.547.861 đồng), chiếm tỷ lệ 32,90 % trên tổng số CPTT các quy định thuộc phạm vi chức năng quản lý của lĩnh vực xuất bản, in và phát hành.
Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19: Kiến nghị Thủ tướng và Bộ Tài chính đưa các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xuất bản, in và phát hành vào nhóm đối tượng được miễn giảm thuế, phí và giãn nộp thuế tương ứng thời gian dịch bệnh nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đề nghị đối với các địa phương: có cơ chế, chỉ đạo giảm giá tiền thuê đất, tiền thuê mặt bằng cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xuất bản, in và phát hành; Đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp của bộ, ngành: hỗ trợ lãi vay, tạm dừng đóng BHXH đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; Giảm chi phí dịch vụ với các dịch vụ thuộc thẩm quyền của Bộ.
2.   Nguyên nhân đạt được thành tích
Trong 20 năm qua, mặc dù Bộ Thông tin và Truyền thông tuy còn gặp nhiều khó khăn và thử thách song phát huy truyền thống thi đua ái quốc và truyền thống quý báu của các thế hệ ngành Thông tin và Truyền thông, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Quán triệt sâu sắc tinh thần Chỉ thị số 39/CT-TW; Chỉ thị số 34/CT-TW ngày 07/4/2014 và các phong trào thi đua gắn với việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ và Lãnh đạo các cấp nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng, xác định công tác thi đua, khen thưởng là động lực quan trọng thúc đẩy ngành Thông tin và Truyền thông nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ giao cho. Từ đó, có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sâu sát công tác thi đua, khen thưởng, đảm bảo cho công tác thi đua, khen thưởng được triển khai thường xuyên, đồng bộ, sâu rộng và phát triển rộng khắp ở tất cả các vùng miền, tạo ra khí thế thi đua mới, sôi nổi trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động với nhiều hình thức phong phú, huy động được sức mạnh của mỗi tập thể và cá nhân nỗ lực phấn đấu đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của ngành Thông tin và Truyền thông.
Đặc biệt, để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phát động phong trào thi đua với chủ đề phù hợp với từng năm. Qua đó, đã khơi dậy sức mạnh to lớn của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành Thông tin và Truyền thông, nêu cao tinh thần quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và đạt được nhiều kết quả quan trọng; làm cho phong trào thi đua thực sự trở thành ý thức tự giác, trách nhiệm và thường xuyên của mỗi cấp, mỗi cơ quan, đơn vị và từng cá nhân, đảm bảo cho hoạt động thi đua, khen thưởng thực sự là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết các Đại hội của Đảng. Công tác khen thưởng được thực hiện kịp thời, đúng quy định của pháp luật đã trở thành động lực góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng trong toàn Ngành.
Với chủ đề hành động cụ thể hàng năm, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong toàn Ngành đã tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả. Đồng thời, Bộ luôn chú trọng chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác tuyền truyền, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, tôn vinh nhân rộng điển hình tiên tiến để khích lệ, noi gương học tập. Chỉ đạo các cơ quan báo chí của Bộ tăng cường tuyên truyền tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; mở chuyên trang, chuyên mục để giới thiệu, tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua, gương người tốt, việc tốt. Bộ đã phối hợp với Công đoàn Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tôn vinh lao động giỏi, lao động sáng tạo hàng năm; tổ chức Lễ báo công dâng Bác và tuyên dương các điển hình tiên tiến nhân ngày thành lập ngành Thông tin và Truyền thông.
Bộ TTTT đã tích cực triển khai thực hiện 04 phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát động và các phong trào trong thực tiễn của Bộ, ngành Thông tin và Truyền thông. Tiêu biểu là trong các phong trào thi đua: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Ngành Thông tin và Truyền thông xây dụng nông thôn mới”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và Phát triển”;“Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”;Phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua Phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”, “Ngành Thông tin và Truyền thông đoàn kết, chung sức, đồng lòng phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”; phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và Kế hoạch 05 năm (2021 - 2025) theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Chỉ thị số 73/CT-BTTTT ngày 25/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông); Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”... Đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”,...Các phong trào thi đua đã trở thành phong trào hành động sâu rộng trong toàn Ngành Thông tin và Truyền thông, thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Trong thời gian từ năm 2020 đến đầu năm 2022, tuy phải chịu thiệt hại nặng nề bởi đại dịch Covid-19, ảnh hưởng rất nhiều trong việc tổ chức các phong trào thi đua nhưng ông tác khen thưởng vẫn được Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện khẩn trương, kịp thời, công bằng, dân chủ, đúng quy định nên đã phát huy tác dụng, khích lệ toàn thể cán bộ, công nhân viên chức toàn Ngành ra sức thi đua, quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ công tác được giao.
Từ các phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng, nhiều điển hình tiên tiến trong các ngành nghề, các lĩnh vực; có cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc; hàng ngàn tập thể và cá nhân được Nhà nước tặng thưởng Huân chương, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành tặng Cờ thi đua xuất sắc và Bằng khen...
Phát huy truyền thống vẻ vang của ngành Thông tin và Truyền thông, ngay từ đầu năm 2022, bên cạnh việc bám sát quan điểm phát triển theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc và hệ thống chính trị, các phong trào thi đua của Bộ TTTT hướng tới nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, dựa vào nội lực là chính, ngoại lực là cần thiết, quan trọng; trọng tâm của việc phát triển là “Đoàn kết, kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển” và “Toàn ngành Thông tin và Truyền thông thi đua đổi mới, sáng tạo, đi đầu thực hiện chuyển đổi số để phát triển bền vững”, góp phần tập trung tận dụng tốt cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với các giải pháp tổng thể kích thích nền kinh tế, cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, nâng cao vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng quốc tế, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và đổi mới sáng tạo, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm.
5. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Bộ Thông tin và Truyền thông kịp thời chỉ đạo phổ biến, quán triệt, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành. Nhằm nâng cao nhận thức, thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã tổ chức có hiệu quả hoạt động, thông tin tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị luôn nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của cơ quan, của địa phương nơi cư trú; nêu cao tinh thần đoàn kết, tinh thần xây dựng tập thể.
Lãnh đạo các cấp thực hiện tốt quy chế dân chủ trong các cơ quan, đơn vị, phát huy quyền làm chủ, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.
Các cơ quan, đơn vị đã tăng cường thực hiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các đơn vị, đề cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động sáng tạo, không ngừng cải tiến lề lối làm việc; cải cách hành chính, đổi mới phong cách làm việc. Làm tốt công tác tiếp dân, giải quvết kịp thời, dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân, những kiến nghị, đề xuất chính đáng của cán bộ, công chức và người lao động. Đồng thời, thực hiện tốt chế độ chính sách xã hội đối với đối tượng chính sách, những gia đình có công, thương binh, liệt sỹ và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
6. Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể
Với vai trò là hạt nhân chính trị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông đã đổi mới phương thức hoạt động, chỉ đạo của các cấp ủy đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của ngành Thông tin và Truyền thông.
Đảng bộ đã xây dựng được khối đoàn kết thống nhất, tạo được sự đồng thuận trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phát huy sức mạnh của Đảng và của cả hệ thống chính trị; triển khai kịp thời, nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Tích cực chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đã đề ra; tư duy quản lý nhà nước được chuyển biến tích cực thông qua xây dựng các chiến lược, quy hoạch, các cơ chế, chính sách và các biện pháp điều hành cụ thể. Các chỉ tiêu Đại hội IX, X, XI, XII của Đảng đề ra cho Ngành đã hoàn thành và nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch ở mức cao.
Công tác xây dựng Đảng đạt nhiều kết quả quan trọng; tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng chi bộ, kiện toàn tổ chức cơ sở đảng; thực hiện nghiêm túc chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng; từng bước đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành ý thức tự giác, thành việc làm thường xuyên của từng chi bộ và mỗi đảng viên; kỷ cương, kỷ luật được tăng cường; tinh thần trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tiếp tục được nâng lên; việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng được thực hiện tốt.
Từ năm 2020, Đảng uỷ Bộ đã chỉ đạo quyết liệt triển khai các nội dung mới như đổi mới, bổ sung cán bộ chuyên trách làm công tác đảng; chuyển đổi số trong hoạt động công tác Đảng; nâng cao chất lượng Chi bộ, đổi mới sinh hoạt đảng; đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo các tổ chức đoàn thể quần chúng. Đảng ủy Bộ TTTT đã chỉ đạo tổ chức tốt đại hội của 36 tổ chức đảng trực thuộc Đảng ủy Bộ với tổng số 131 đảng bộ, chi bộ các cấp (12 đảng bộ, 15 chi bộ cơ sở, 104 chi bộ trực thuộc); đặc biệt, đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ TTTT lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 - 2025, bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 33 đồng chí.
Để tiếp tục tăng cường xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ; phát huy sức mạnh, ý thức trách nhiệm của toàn thể cán bộ, đảng viên, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Bộ TTTT nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra mục tiêu cụ thể, xuyên suốt, định hướng phát triển của ngành TTTT trong 5 năm tới. Đó là:
- Tạo niềm tin, đồng thuận xã hội và khát vọng dân tộc vì một Việt Nam hùng cường; Xây dựng Bộ TTTT vững mạnh, phát triển, có vai trò, vị trí quan trọng trong hệ thống các cơ quan trực thuộc Chính phủ; là Bộ đa ngành, đa lĩnh vực, có tầm hoạt động và ảnh hưởng lớn cả trong nước và quốc tế.
- Thúc đẩy chuyển đổi số, đưa công nghệ số vào mọi lĩnh vực; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra sự tăng trưởng, tăng năng suất lao động; lĩnh vực công nghệ số, hạ tầng số đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế số, góp phần đưa Việt Nam thành nước phát triển thịnh vượng vào năm 2045, khi nước Việt Nam mới tròn 100 năm.
Ban hành quy chế làm việc mới, sửa đổi bổ sung các quy chế phối hợp. Cấp ủy các cấp cùng sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, đảng viên, phát huy thành tích, khắc phục khuyết điểm, đoàn kết, thống nhất, quyết tâm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Bộ TTTTT lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Hàng năm, Công đoàn Bộ TTTT đã chỉ đạo các công đoàn trực thuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và công đoàn cấp trên đến toàn thể cán bộ, đoàn viên công đoàn dưới nhiều hình thức. Đồng thời, trong các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Công đoàn Bộ TTTT đã tích cực phối hợp với Công đoàn ngành TTTT Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện tuyên truyền và tổ chức tốt các hoạt động chào mừng; tích cực thực hiện các phong trào thi đua và thường xuyên tuyên truyền vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời, Công đoàn Bộ TTTT cũng thường xuyên triển khai công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động tại các cơ quan, đơn vị trong Bộ; tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, chống tiêu cực, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm; quyên góp, ủng hộ người nghèo, nhân dân bị thiệt hại do thiên tai, lũ, lụt.
Đoàn thanh niên Bộ TTTT đã không ngừng học tập, rèn luyện, phấn đấu, đưa công tác Đoàn và phong trào thanh niên Bộ TTTT có nhiều bước phát triển mới vượt bậc, mang tính sáng tạo, đột phá, thể hiện sức trẻ và tính lan tỏa rộng rãi. Là một tổ chức có số lượng Đoàn viên lớn (12.300 đoàn viên trong đó có 11.600 đoàn viên là sinh viên và 700 đoàn viên là CBCCVCNLĐ), hầu hết các đồng chí ủy viên Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Bộ TTTT đều đang hoạt động kiêm nhiệm, tuy nhiên, với tinh thần nhiệt huyết và trách nhiệm, các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Bộ TTTT đã luôn nỗ lực hết mình hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn do Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ và Đoàn cấp trên giao phó.
Đoàn thanh niên Bộ TTTT đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú bổ ích, phù hợp với tuổi trẻ và giàu ý nghĩa giáo dục, được triển khai rộng khắp trong Bộ, cụ thể như tổ chức cho đoàn viên học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và của Đoàn; Nghị quyết số 1161/NQ-TV ban hành ngày 12/3/2020 của Đảng ủy Bộ TTTT về công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong tình hình mới, tuyên truyền hưởng ứng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Đảng,… Tinh thần “Thanh niên tình nguyện” liên tục được phát huy thông qua các chương trình từ thiện được tổ chức định kỳ, lan tỏa yêu thương tới các đồng bào, người dân có hoàn cảnh khó khăn trên mọi miền tổ quốc, bên cạnh đó Đoàn Thanh niên Bộ cũng triển khai nhiều hoạt động tình nguyện tại chỗ, thiết thực, góp phần xây dựng cơ quan và gắn bó đoàn viên, thanh niên trong Bộ. Phong trào triển khai hoạt động Đoàn gắn liền với hoạt động chuyên môn cũng được triển khai mạnh mẽ, các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ với chủ đề gắn liền với các vấn đề nóng, bám sát với các định hướng lớn của ngành TTTT (Tọa đàm thanh niên tham gia ứng xử đối với thông tin xấu độc trên mạng xã hội; Tọa đàm chuyển đổi số,…) liên tục được triển khai, việc giao lưu gắn kết với các Sở TTTT, các bộ, ban, ngành cũng được thúc đẩy mạnh mẽ, tạo điều kiện cho đoàn viên nâng cao kiến thức, mở rộng quan hệ công việc, hỗ trợ phát triển trong cả công tác đoàn và nhiệm vụ chuyên môn.
Các phong trào học tập, rèn luyện, lao động, sáng tạo của tuổi trẻ TTTT ngày càng trở nên sôi nổi, thiết thực và thu được những kết quả quan trọng, trở thành một trong những cơ sở Đoàn dẫn đầu Đoàn khối các Cơ quan Trung ương, tạo chuyển biến rõ ràng trong nhận thức và hành động của mỗi bạn trẻ, hướng cho tuổi trẻ ngành TTTT sống có lý tưởng, hoài bão, ước mơ.
Đoàn thanh niên Bộ TTTT chính là lực lượng đóng vai trò chủ chốt, hạt nhân trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, trong giai đoạn 2021 - 2025, bên cạnh việc phát huy các giá trị, truyền thống, thành tích đạt được trong giai đoạn 2016 - 2020, Đoàn thanh niên Bộ TTTT tiếp tục thể hiện mạnh mẽ hơn nữa tinh thần xung kích, tiên phong trong học tập, thử nghiệm, tiếp nhận, triển khai các công nghệ, mô hình mới, giải pháp mới, phát huy tối đa ưu thế của tuổi trẻ trong việc tiếp cận công nghệ, đón nhận cái mới và lan tỏa tinh thần này trong đơn vị, góp phần đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện các định hướng lớn của Ngành trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia......