Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Thứ sáu, ngày 09/06/2023

Số hóa truyền hình mặt đất Gửi thông tin hỏi đáp

Độc giả: Huyen Anh - Ha Noi
laithuhuyenvir2003@yahoo.com

- hiện nay quá trình cổ phần hoá các DN của ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, đang tiến đến đâu? - việc thực thi các cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực bưu chính viễn thông đã được thực hiện đến đâu tại thời điểm này? - Nghị Định về quản lý đầu tư trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông khi nào sẽ hoàn tất?

- 11 năm trước
Trả lời:

Thực hiện chủ trương Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ,  Bộ đã có chương trình kế hoạch trình Chính phủ và đã được phê chuẩn. Đến nay trên 40 Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, sản xuất thiết  bị, xây lắp công trình bưu chính viễn thông đã được Cổ phần hóa. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa rất tốt, tạo sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp. Hiện nay, Bộ đang tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông trong đó có công ty VMS. Có thể gọi đây là giai đoạn 2 triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Đây cũng là một lĩnh vực mới cần có thời gian chuẩn bị kỹ, Bộ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ lựa chọn công ty VMS làm thí điểm, sau đó sẽ đúc rút kinh nghiệm và triển khai cổ phần hóa các công ty khác. 

Việt Nam đã là thành viên của WTO, lĩnh vực BCVT&CNTT Việt Nam đã có những cam kết. Về cơ bản chúng tôi đang chỉ đạo và thực hiện các cam kết đúng tiến độ, đúng lộ trình. 

Nghị định hướng dẫn đầu tư trong lĩnh vực BCVT là một trong những cam kết với WTO. Chính phủ đã giao cho Bộ TT&TT xây dựng Nghị định về hướng dẫn đầu tư trong lĩnh vực BCVT chúng tôi đã hòan thành dự thảo, lấy ý kiến các bộ ngành, các địa phương và trên Website Chính phủ. Hiện nay  dự thảo Nghị định đã hòan thiện và trình Chính phủ. 

Độc giả: Minh Quyen - Quy Nhon - Binh Dinh
hoquyenvn@yahoo.com

Được biết lộ trình chính phủ điện tử do Bộ vạch ra đến năm 2010, Chính Phủ sẽ quản lý, điều hành qua mạng e-mail, website, giao ban trực tuyến, …, tuy nhiên, nay đã là năm 2008, vậy Bộ đã có kế hoạch gì trong vòng 2 năm tới để chính phủ điện tử được thực hiện thống nhất từ trung ương đến địa phương đúng như dự kiến.

- 11 năm trước
Trả lời:
Ngay trong Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008 (mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 24/3/2008) đã đặt ra nhiệm vụ cho các Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải triển khai xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống e-mail, cổng thông tin điện tử (hoặc website), phần mềm quản lý văn bản và điều hành. Đối với các Bộ, tỉnh, thành phố được chọn làm điểm cần triển khai thử nghiệm hệ thống giao ban trực tuyến giữa Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh với các đơn vị trực thuộc. Tiếp tục Kế hoạch 2008, trong dự thảo Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước 2009-2010, Bộ TT&TT đề xuất với Thủ tướng triển khai mạnh hơn cả về chiều sâu và chiều rộng các nhiệm vụ đã được đặt ra trong năm 2008. Hy vọng rằng, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chỉnh phủ, sự ủng hộ của các Bộ, các tỉnh, thành phố vào cuối năm 2010, các mục tiêu chúng tôi dự kiến đặt ra sẽ đạt được.
Độc giả: Đinh Kim Ngọc Khuyên - Quy Nhơn
ngockhuyen_sbcvt@yahoo.com

Hiện nay, việc quản lý và xác nhận khối lượng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2005-2007 hầu hết các Sở còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó có dịch vụ thuê bao điện thoại vô tuyến theo hình thức trả trước, xin thứ trưởng cho biết cách xác nhận dịch vụ theo hình thức trả trước như thế nào?

- 11 năm trước
Trả lời:

Bộ TT&TT đang chỉ đạo các doanh nghiệp, các Sở thực hiện việc xác nhận khối lượng sản phẩm dịch vụ viễn thông công ích đã hoàn thành giai đoạn 2005-2007, Bộ TT&TT đã hướng dẫn các doanh nghiệp làm báo cáo và các Sở TT&TT thực hiện việc xác nhận. Đây là một việc khó khăn, đảm bảo (hồi tố) kinh phí cho các doanh nghiệp đã thực hiện khối lượng sản phẩm dịch vụ đã cung cấp. Trong thời gian qua và hiện nay, việc xác nhận của các Sở căn cứ vào báo cáo của các doanh nghiệp, kèm các hồ sơ phát triển máy, hoá đơn thu cước kèm theo. Đối với điện thoại cố định vô tuyến trả trước mới có từ cuối năm 2007, do sự phát triển của công nghệ, Bộ tiếp tục hướng dẫn bổ sung sớm.

Độc giả: Hoàng Thiên Sơn - Trung Phụng, Hà Nội
ha.tbtt@yahoo.com.vn

Kính chào Thứ trưởng, đối với các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, các công ty công nghệ thông tin đóng góp khá nhiều cho nền kinh tế quốc gia và tốc độ phát triển của những công ty này thời gian vừa qua cũng đầy ấn tượng. Tuy nhiên, các công ty công nghệ thông tin tuy cũng có đóng góp cho nền kinh tế nước nhà, nhưng lại chưa bằng các công ty viễn thông. Vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông có kế hoạch và chính sách gì để thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin ở Việt Nam mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới?

- 11 năm trước
Trả lời:

Ngành công nghiệp công nghệ thông tin (bao gồm công nghiệp phần mềm, công nghiệp phần cứng máy tính, công nghiệp điện tử và công nghiệp nội dung số) nước ta mấy năm qua phát triển  rất mạnh và đã góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế đất nước. Thống kê chưa đầy đủ (do đặc thù các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này rất nhiều và phần lớn là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài) cũng đã cho thấy tổng doanh thu của toàn ngành công nghiệp này năm 2007 đạt khoảng 4 tỷ USD. Để tạo hành lang pháp lý cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin, Bộ Bưu chính viễn thông (nay là Bộ Thông tin và truyền thông) xây dựng, trình và đã được phê duyệt ban hành Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 71/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của luật CNTT về công nghiệp CNTT. Bộ cũng đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm đến năm 2010 (Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg), Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số đến năm 2010 (Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg) và Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử đến năm 2010 (Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg) nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển mạnh hơn nữa. Hiện nay Bộ đang khẩn trương đốc thức các cơ quan liên quan triển khai các chương trình, kế hoạch nêu trên để đẩy mạnh sự phát triển của công nghiệp CNTT nước ta, đóng góp ngày càng lớn cho ngành kinh tế quốc dân.

Độc giả: Hoàng Hà - Hà Nội
ha.hoang@gmail.com

Theo các thông tin mà tôi được biết, hiện Việt Nam đang chuẩn bị ứng dụng các công nghệ mới trong các lĩnh vực viễn thông và Internet như 3G, WiMAX. Vậy, xin Thứ trưởng cho biết hiện công việc chuẩn bị cho các công nghệ này ở Việt Nam đã được tiến hành đến đâu và bao giờ người dân được thụ hưởng các công nghệ mới này?

- 11 năm trước
Trả lời:
Bộ đang xây dựng các tiêu chí để cấp phép cho các doanh nghiệp triển khai công nghệ 3G theo hình thức thi tuyển. Bộ sẽ cấp phép 3G cho doanh nghiệp trúng tuyển trong năm 2008.Đối với công nghệ WiMAX, đây là công nghệ mới trên thế giới, năm ngoái Bộ đã cấp phép thử nghiệm WiMAX cố định cho các doanh nghiệp, năm nay Bộ cũng đã tiếp tục cấp phép thử nghiệm cho các doanh nghiệp thử nghiệm công nghệ WiMAX di động nhằm đánh giá công nghệ, phương án triển khai. Sau khi các doanh nghiệp thử nghiệm, và có những kết quả đánh giá thì Bộ sẽ xem xét để cấp phép cho các doanh nghiệp triển khai thực tế cung cấp cho xã hội.
 
Độc giả: Hà Bảo - Hà Nội
ha.bao@yahoo.com.vn

Cổ phần hoá các doah nghiệp lớn của nhà nước hiện đang là ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Trong lĩnh vực hoạt động của Bộ Thông tin và Truyền thông, xin Thứ trưởng cho biết tình hình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đã tiến hành đến đâu, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực viễn thông, hiện được rất nhiều người quan tâm?

- 11 năm trước
Trả lời:
Cảm ơn bạn Hà Bảo, câu hỏi này tôi vừa trả lời đối với bạn Huyền Anh. Đề nghị bạn xem phần trả lời đó.