Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Thứ bảy, ngày 09/12/2023

Số hóa truyền hình mặt đất Gửi thông tin hỏi đáp

Độc giả: meo mun -
koko2253_hp@yahoo.com
Viettel đang ăn cắp tiền của bạn bằng cách khuyến mãi nhiều. Tuy nhiên các bạn hãy để ý thời gian tính cước cuộc gọi mà xem, nhanh như máy bay. Không tin bạn thử so sánh giữa thời gian tính cước cuộc gọi và đồng hồ nhà bạn xem có đúng vậy không. Hãy gửi tin này cho mọi người để Viettel bỏ ngay kiểu ăn cắp này nhé --> chính xác luôn, vừa mới phát hiện trò này khi Viettel tách tiền trong tài khoản và tiền khuyến mãi --> mặc dù chưa bao giờ “đo” thời gian nhưng công nhận là nó nhanh thật, đặc biệt từ khi tớ dùng 2 số Viettel và EVN song song thì càng thấy chênh lệch. Slogan của VT nên đổi là: “Nói theo cách của bạn, tính cước theo cách của chúng tôi”.- 11 năm trước
Trả lời:

Cục Quản lý chất lượng CNTT &TT  xin trả lời bạn:

Cám ơn bạn đã có ý kiến phản ánh. Ý kiến của bạn là về chỉ tiêu Độ chính xác ghi cước của dịch vụ điện thoại di động của Viettel.

Trong các năm gần đây Bộ TT&TT đã tiến hành kiểm tra chất lượng dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp trong đó có chất lượng dịch vụ điện thoại di động của Viettel. Thông qua các đợt kiểm tra chúng tôi không phát hiện thấy Viettel vi phạm chỉ tiêu về độ chính xác ghi cước.

Gần đây nhất, trong năm 2008, Bộ TT&TT đã tiến hành kiểm tra chất lượng dịch vụ điện thoại di động của Viettel trong đó có kiểm tra chỉ tiêu Độ chính xác ghi cước. Qua kiểm tra hơn 10.000 cuộc gọi mô phỏng, chỉ tiêu Độ chính xác ghi cước của Viettel là: Tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai là 0% (tiêu chuẩn quy định là ≤ 0,1%), Tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi cước sai là 0% (tiêu chuẩn quy định là ≤ 0,1%).

Trong trường hợp bạn có đầy đủ thông tin về các cuộc gọi sai, bạn có thể cung cấp cho chúng tôi để chúng tôi có những xem xét, đánh giá cụ thể.

Độc giả: Nguyễn Hữu Nhơn - 259 Lê Hồng Phong, P Thống nhất, TP BMT
nhon_bmt@yahoo.com

Kính gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, Tôi khá bức xúc về chuyện EVN Telecom đơn phương cắt kết nối di động, và tước mất số tiền trong tài khoản và đấu nối số di động của tôi cho một cá nhân khác thụ hưởng mà không mà tôi không nhận được bất cứ thông báo nào từ EVN Telecom. Sự việc như sau : 1. Sáng ngày 3 tháng 9 năm 2009 thuê bao 0969 666 8880969 666 888 của tôi bị cắt đột ngột (ngừng hoạt động) mà tôi không nhận được bất cứ thông báo nào từ EVN Telecom. 2. Ngay sau đó tôi đã liên lạc với EVN Telecom, cụ thể sau hơn sáu (06) tháng EVN Telecom giải thích cho tôi như sau : “Do Tôi không cung cấp được hóa đơn chứng từ chứng minh lúc mua sim EVN Telecom và đăng ký tại các cửa hàng kinh doanh sim số EVN Telecom, vì vậy đây là sim số cấp trái phép và không hợp pháp “ Vậy tôi xin được Bộ Thông tin và Truyền thông giải đáp những thắc mắc sau của tôi : - EVN Telecom đã có thông báo, quy định nào về việc mua Sim phải có hoá đơn chứng từ? Và thông báo, quy định nào nói rằng mua Sim không có hoá đơn chứng từ là sim trái phép, bất hợp pháp? - Thực tế thị trường Sim hàng ngàn cửa hàng, tôi chưa từng thấy nơi nào quy định phải lấy hoá đơn, chứng từ? - EVN Telecom đã có thông báo nào quy định mua ở đâu, thủ tục nào? mới là sim hợp pháp? - Nếu trái phép tại sao tôi sử dụng một thời gian, tôi vẫn phải bỏ chi phí ra trả cước gọi? tại sao các cuộc gọi đến và đi, tin nhắn vẫn hoạt động? - Tôi mới nạp thêm vào tài khoản 05 thẻ mệnh giá 100.000 đồng, tổng là 500.000 đồng được tổng đài EVN Telecom chấp nhận và cung cấp thời hạn các cuộc nghe – nói … vậy EVN Telecom thu tiền 500.000 đồng của Tôi là hợp pháp hay không hợp pháp? 3. Điều ngạc nhiên lớn là số sim của tôi đang bị khiếu nại, đang trong giai đoạn xử lý, giải quyết thì 01 tuần sau EVN Telecom đấu giá ra ngoài cho cá nhân khác hoà mạng, đứng tên và rao bán trên mạng Internet với giá cao. Vậy - Tổ chức nào? Cá nhân nào thuộc EVN Telecom có quyền tước đoạt số sim thuộc quyền sử hữu hợp pháp của tôi? Hành động này của quý vị có hợp pháp? hợp tình và hợp lẽ? - Hành động trên của EVN Telecom có đúng pháp luật, đúng quy định? Hay là hành động lợi dụng quyền hạn để tước đoạt quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng? - EVN Telecom cũng chưa có văn bản và kết quả giải quyết cụ thể với tôi đã tự ý tiến hành bán sim số - bán tài sản hợp pháp của tôi. - Hành động trên của EVN Telecom đã vi phạm nghiêm trọng Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Đặc biệt nghiêm trọng và nguy hiểm - Nếu tôi sử dụng trái phép, bất hợp pháp số sim trên, vậy cớ gì Nhân viên Tổng đài EVN Telecom thoả thuận với tôi qua điện thoại và đề nghị bồi thường lại cho tôi số khác? - Nếu hành động ngang ngược của EVN Telecom đúng thì tại sao lại đề nghị bồi thường? - Vậy chủ trương Công bằng – Dân chủ - Văn minh của xã hội mà Đảng và Nhà nước chủ trương ở đâu? - EVN Telecom hành xử có tham khảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng không? Thiết nghĩ đây là hành vi không tôn trọng khách hàng của EVN Telecom. Với tư cách khách hàng, người bỏ tiền ra để sử dụng dịch vụ của quý vị, tôi đề nghị quý vị hồi đáp cho tôi bằng văn bản chính thức về khiếu nại của tôi? Tôi không chấp nhận tiếp tục kéo dài, quanh co, lối làm việc qua điện thoại, thương lượng, đề nghị bồi thường một cách không minh bạch như vừa qua Kính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét và can thiệp, hướng dẫn cho tôi để đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- 11 năm trước
Trả lời:

Thanh tra Bộ xin trả lời:
Theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, khi bán hàng, người bán có trách nhiệm xuất hóa đơn cho người mua, đồng thời người mua có quyền yêu cầu người bán xuất hóa đơn để đảm bảo quyền lợi liên quan. Tuy nhiên, khi mua SIM, bạn không yêu cầu cấp hóa đơn cho bạn, đó là thiếu sót của bạn.
Việc EVNTelecom đột ngột cắt thuê bao của bạn và chuyển cho người khác là vấn đề tranh chấp giữa bạn (người sử dụng dịch vụ) và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông là EVNTelecom. Được giải quyết theo quy định tại Quyết định số 05/2007/QĐ-BBCVT ngày 05/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành Quy định về giải quyết khiếu nại và hướng dẫn giải quyết tranh chấp giữa người sử dụng dịch vụ với bên cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và Internet. Đề nghị bạn có văn bản khiếu nại đến EVNTelecom và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đăk Lăk để được giải quyết hoặc bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án tại Đắk Lắk đối với EVNTelecom. 
Lưu ý: Bạn nên thu thập tất cả các thông tin liên quan đến số điện thoại của bạn, bao gồm: Thời điểm, địa điểm bạn sử dụng số điện thoại này; các số điện thoại bạn thường xuyên đi và được gọi đến; thời gian, địa điểm bạn đăng ký thông tin thuê bao; các thời điểm bạn nạp thẻ trả trước; thời gian bạn bị thay đổi thuê bao và thông tin về người đang sử dụng số thuê bao 0969 666 8880969 666 888.
Chúc bạn sức khỏe, hạnh phúc.
 

Độc giả: Trần phúc minh - Huyện châu đức
tpm1512@yahoo.com

Cho tôi hỏi hiện nay áp dụng xử phạt hành chính theo thông tư số 03/TT-BBCVT ngày 29/6/2006 v.v Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư 05/2004/TT-BBCVT ngày 16/12/2004 về hướng dẫn thực hiện một số điều về xử lý vi phạm hành chính và khiếu nại, tố cáo quy định tại Chương IV Nghị định số 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet còn áp dụng được không?

- 11 năm trước
Trả lời:

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xin trả lời bạn như sau:

Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet hết hiệu lực kể từ ngày 27/9/2008. Đây là ngày Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet có hiệu lực thi hành.
Thông tư số 05/2004/TT-BBCVT ngày 16/12/2004 và Thông tư số 03/2006/TT-BBCVT ngày 29/6/2006 của Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) hướng dẫn Nghị định số 55/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Internet. Tuy nhiên, Luật số 17/2008/QH12 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 không quy định việc hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn sẽ dẫn tới việc hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý thấp hơn nếu các quy định trong văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn vẫn còn phù hợp. Có nghĩa là Luật số 17/2008/QH12 không quy định việc hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật đồng thời dẫn tới việc hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của văn bản hết hiệu lực đó. Do đó, việc hết hiệu lực của Nghị định số 55/2001/NĐ-CP không làm hết hiệu lực của 02 thông tư hướng dẫn nói trên nếu các nội dung hướng dẫn trong 02 thông tư này vẫn phù hợp với các quy định trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP.
Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang trình Chính phủ ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định này thì việc xử phạt vi phạm hành chính về Internet sẽ áp dụng theo Nghị định mới. Trong khi chờ Chính phủ ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về Internet, việc áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP vẫn được áp dụng theo các Thông tư số 05/2004/TT-BBCVT ngày 16/12/2004 và Thông tư số 03/2006/TT-BBCVT ngày 29/6/2006 của Bộ Bưu chính, Viễn thông và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Trong khi áp dụng các thông tư này cần chú ý đến hiệu lực của các văn bản được dẫn chiếu. Ví dụ: Nghị định số 175/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại đã được thay thế bằng Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008….

Độc giả: Thanh tra sở TT&TT Tiền Giang - 02 Lê Văn Duyệt, P1 TP. Mỹ Tho, Tiền Giang
thanhtra.stttt.tgg@gmail.com

Trong quy định về điều kiện kinh doanh đại lý Internet, trước đây có Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT ngày 14/7/2005 và hiện tại là Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 (Điều 15). Theo quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (có hiệu lực từ 01/01/2009) thì phải áp dụng quy định văn bản có giá trị pháp lý cao hơn tức là Nghị định số 97/2008/NĐ-CP. Thế nhưng tại Điều 15 của Nghị định số 97 không quy định về: - Người quản lý phòng máy phải có trình độ tối thiểu là A tin học. - Sơ đồ hệ thống máy tính. - Sổ tập hợp các quy định của Nhà nước về Internet. Như vậy, khi thanh kiểm tra Internet tại các đại lý Internet thì có phải kiểm tra 3 điều này? Nếu văn bản QPPL đang có hiệu lực không quy định thì kiểm tra nếu chủ đại lý không đáp ứng được 3 yêu cầu này thì cũng không có cơ sở xử lý. Kính mong Thanh tra Bộ sớm giải đáp để Sở có thêm thông tin để tập huấn cho cấp huyện.

- 11 năm trước
Trả lời:

Thanh tra Bộ xin trả lời:
Theo quy định tại Điều 81 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (có hiệu lực từ 01/01/2009):Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
3. Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT ngày 14/7/2005 không quy định thời hạn hết hiệu lực, chưa có văn bản nào hủy bỏ, do vậy Thông tư này vẫn còn hiệu lực thi hành.
Các điều khoản quy định tại Thông tư số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT nếu Nghị định số 97/2008/NĐ-CP không quy định hoặc  không trái với các quy định của Nghị định số 97/2008/NĐ-CP thì vẫn áp dụng được.

Độc giả: Nguyễn Đình Hùng - Gia Lộc Hải Dương
nguyendinhhung@yahoo.com.vn

Xin hỏi Bộ thông tin và truyên thông mang di động của Viettel trừ tiền vô nối đã được các báo, đài, người dân phản ánh Bộ đã giải quyết như thế nào?

- 11 năm trước
Trả lời:

Xin chào bạn Đình Hùng,

 

Bạn có thể liên hệ với Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông để làm việc chi tiết.

http://mic.gov.vn/vn/newintrodetail/cacdonvithammuu/4631/index.mic

 

Trân trọng,

Ban biên tập

Độc giả: Nguyễn Tiến Đạt - Đồng Văn Duy Tiên Hà Nam
tiendat0351@gmail.com

Tôi là : Nguyễn Tiến Đạt. Tôi xin được trình bầy sự thể như sau: Tôi là chủ nhân của SĐT: 0988035618 đã bị công ty viễn thông Viettel thu hồi nhưng không đúng quy định mà công ty đã đề ra (sau 30 ngày kể từ ngày bị khóa hai chiều). Thêu bao của tôi bị khóa hai chiều ngày 10/06/2009. Ngày 01/07/2009 khi tôi kiểm tra thuê bao của mình thì đã ở tình trạng bị thu hồi. Khi đó tôi đã gọi tới trung tâm chăm sóc khách hàng của công ty viễn thông Viettel để được giải thích về vấn đề trên (tôi được giải thích lý do bị thu hồi là do hệ thống máy móc không chính xác) và tôi đã được trả lại số thêu bao của mình ngày 03/07/2009. Nhưng tôi không được hoàn trả lại số tiền có trong tài khoản của sim và tôi đã nhiều lần đề nghị công ty xem xét lại vấn đề trên nhưng không được, (tôi được giải thích là do đã sử dụng hết tiền trong tài khoản của sim: còn 0 đồng). Về ngày bắt đầu sử dụng thuê bao của cũng không giống như thực tế vốn có mà đã chuyển thành ngày 03/07/2009 tính đế thời điểm này (23h 10 phút ngày 07/07/2009). Tôi viết thư này kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết sự việc tôi đã trình bầy ở trên. Tôi xin chân thành cảm ơn. Nguyễn Tiến Đạt

- 11 năm trước
Trả lời:

Thanh tra Bộ xin trả lời:
Về việc này, đề nghị anh Nguyễn Tiến Đạt (chủ thuê bao số 0988035618) khiếu nại bằng văn bản được đồng thời gửi đến:
- Chi nhánh Viettel tỉnh Hà Nam;
- Tập đoàn Viễn thông Viettel – Số 2 Giang Văn Minh – Hà Nội;
- Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Nam
Nội dung văn bản thông tin đầy đủ nội dung đã nêu trong E-mail này và kiến nghị được giải quyết.
Chúc anh mạnh khỏe và sớm được trả lời thỏa đáng.