Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Thứ sáu, ngày 02/06/2023

Số hóa truyền hình mặt đất Gửi thông tin hỏi đáp

Độc giả: Nguyễn Thị Huyền - Ba Đình, Hà Nội
huyenk362132@gmail.com

Công ty tôi đã được cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng. Công ty tôi có thể ký hợp đồng hợp tác với công ty A để xây dựng các nội dung, quảng cáo và cùng khai thác lợi ích kinh tế, truyền thông trên trang mạng xã hội này hay không?

- 2 tháng trước
Trả lời:

Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

- Công ty hợp tác với Công ty A quảng cáo trên mạng xã hội của mình phải tuân thủ theo quy định Luật quảng cáo, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác.

- Căn cứ các quy định sau:

+ Khoản 22 Điều 3 Nghị định số 27/2018/NĐ-CP quy định: "Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác. "

+ Điểm a khoản 2 Điều 23c Nghị Nghị định số 27/2018/NĐ-CP quy định rõ về việc thực hiện đăng ký, lưu trữ thông tin cá nhân của thành viên bao gồm cả thông tin chứng minh nhân dân.

 

Như vậy, việc chia sẻ thông tin lên mạng xã hội là do cá nhân đăng tải; tổ chức thiết lập mạng xã hội là tổ chức quản lý, kiểm duyệt thông tin thành viên đăng tải, căn cứ các quy định trên để Công ty thực hiện hợp tác quảng cáo theo đúng quy định pháp luật.

Độc giả: Mùa Thành - Mường La, Sơn La
thanhmua113@gmail.com

Do có một số thắc mắc trong vấn đề xác định thiệt hại tài sản của đơn vị viễn thông do tội phạm gây ra theo điểm đ, khoản 1,điều 290, bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Tôi xin nhờ Bộ thông tin và truyền thông giải đáp một số thắc mắc giúp tôi như sau.

Khi phát hiện hành vi tội phạm có dấu hiệu "Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, Internet nhằm chiếm đoạt tài sản"được quy định tại điểm đ, khoản 1,điều 290, bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cho đến nay đã có đủ căn cứ để xác định đối tượng có hành vi thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ Internet (đối tượng sử dụng một số thiết bị viễn thông, thiết bị kỹ thuật đấu nối với thiết bị ONT (thiết bị này vừa là thiết bị ONT vừa là thiết bị modem phát wifi) của một thuê bao đã được nhà mạng cung cấp dịch vụ và lắp đặt thiết bị theo hợp đồng, sau đó thiết lập đường truyền bao gồm cáp quang, thiết bị OLT, hộp chia quang để cung cấp trái phép dịch vụ Internet cho người dân để thu lợi). Vậy, tài sản của nhà mạng bị chiếm đoạt ở đây là gì, cách xác định thiệt hại tài sản của nhà mạng như thế nào, nếu trưng cầu giám định thiết bị của đối tượng và giám định thiệt hại tài sản của nhà mạng thì sẽ tiến hành trưng cầu theo chuyên ngành tại Sở Thông tin và truyền thông cấp tỉnh hay chuyển Bộ Thông tin và Truyền thông.

Kính mong quý Bộ giúp đỡ và giải đáp câu hỏi sớm.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

- 2 tháng trước
Trả lời:

Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Để trả lời chính xác câu hỏi “Vậy, tài sản của nhà mạng bị chiếm đoạt ở đây là gì, cách xác định thiệt hại tài sản của nhà mạng như thế nào?”, độc giả phải hỏi cơ quan điều tra, truy tố và xét xử vụ việc này; vì phải có căn cứ các cơ quan tố tụng mới xử lý. Còn việc “trưng cầu giám định thiết bị của đối tượng và giám định thiệt hại tài sản của nhà mạng”, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp, Bộ Thông tin và truyền thông và các Sở Thông tin và truyền thông cũng thực hiện giám định theo quy định của Luật giám định tư pháp.

Tuy nhiên theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) thì hành vi tội phạm có dấu hiệu "Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, Internet nhằm chiếm đoạt tài sản"; tức là hành vi “Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, Internet” phải có mục đích “chiếm đoạt tài sản” của tổ chức, cá nhân; nếu không có mục đích “chiếm đoạt tài sản” thì không phải tội phạm trên; việc chiếm đoạt tài sản có thể đã xảy ra hoặc chưa xảy ra. Do đó nếu đã xảy ra thì mới có thiệt hại về tài sản, cần xác giá trị tài sản định thiệt hại. Việc trưng cầu giám định tư pháp thuộc thẩm quyền của cơ quan tố tụng (Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án); cơ quan thực hiện giám định tư pháp tùy thuộc vào nội dung, mức độ, yêu cầu của cơ quan trưng cầu sẽ cử cán bộ có chuyên môn phù hợp tham gia thực hiện giám định. Thực tế, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã cử cán bộ tham gia thực hiện một số hoạt động giám định tư pháp liên quan đến lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ.

Độc giả: Vy - Đống Đa, Hà Nội
vy9207@gmail.com

Kính gửi Bộ Thông tin và Truyền thông,

Theo như phản hồi của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), để kinh doanh dịch vụ vệ tinh VSAT (có thu phí từ người dùng), thì Đơn vị phải có giấy phép hoạt động dịch vụ, tùy hình thức kinh doanh dịch vụ viễn thông mà xin giấy phép thiết lập mạng cố định vệ tinh hoặc giấy phép cung cấp dịch vụ cố định vệ tinh, trình tự thủ tục thực hiện theo quy định tại khoản 5,6 Điều 1 Nghị định 81/2016/NĐ-CP.

Tuy nhiên, tôi được biết là Công Ty Cổ Phần INMATECH trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn cung cấp dịch vụ vệ tinh VSAT cho tàu biển (có thu phí người dùng định kỳ) nhiều năm nay mà không cần giấy phép hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông (tôi tìm kiếm trong Danh sách các doanh nghiệp có Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên trang mic.gov.vn thì không thấy có Công Ty Cổ Phần INMATECH). Tôi muốn hỏi có trường hợp miễn trừ cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vệ tinh VSAT không, nếu có thì điều kiện để được miễn trừ như thế nào?

- 2 tháng trước
Trả lời:

Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

1. Về việc miễn trừ giấy phép cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vệ tinh:

a) Đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài:

 Căn cứ cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông, đối với dịch vụ viễn thông vệ tinh, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải có thoả thuận thương mại với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông vệ tinh quốc tế Việt Nam được cấp phép, trừ trường hợp dịch vụ viễn thông vệ tinh cung cấp cho: (1) Các dịch vụ cho các khách hàng kinh doanh ngoài biển, các Cơ quan chính phủ, các nhà cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng, các nhà phát thanh và truyền hình quảng bá, các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế chính thức, các cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự, các khu phát triển phần mềm và khu công nghệ cao đã được cấp phép sử dụng trạm vệ tinh mặt đất; (2) các công ty đa quốc gia được cấp phép sử dụng trạm vệ tinh mặt đất.

Như vậy, khi cung cấp dịch vụ viễn thông vệ tinh cho các đối tượng (1), (2), các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được miễn giấy phép và không cần có thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông vệ tinh quốc tế tại Việt Nam.

b) Đối với các tổ chức, cá nhân trong nước:

Căn cứ Điều 40 Luật Viễn thông, tổ chức cá nhân cung cấp dịch vụ viễn thông vệ tinh chỉ được miễn giấy phép viễn thông trong trường hợp cung cấp dịch vụ viễn thông dưới hình thức đại lý dịch vụ viễn thông. Trong đó, đại lý dịch vụ viễn thông được định nghĩa tại khoản 24 Điều 3 Luật Viễn thông là “tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thông qua hợp đồng đại lý ký với doanh nghiệp viễn thông để hưởng hoa hồng hoặc bán lại dịch vụ viễn thông để hưởng chênh lệch giá.”.

Như vậy, trường hợp tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ viễn thông vệ tinh cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thông qua hợp đồng đại lý ký với doanh nghiệp đã được cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông vệ tinh theo quy định nêu trên được miễn giấy phép viễn thông.

2. Về trường hợp của Công Ty Cổ Phần INMATECH

- Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảm ơn Quý độc giả đã kịp thời phản ánh các thông tin rất cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thị trường viễn thông. Các thông tin này là cơ sở để xác minh, xử lý các sai phạm (nếu có) của doanh nghiệp, góp phần tạo nên một thị trường viễn thông công bằng, lành mạnh.

- Cục Viễn thông xác nhận Công ty Cổ phần INMATECH chưa được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông vệ tinh. Theo thông tin Quý độc giả cung cấp thì Công ty Cổ phần INMATECH có dấu hiệu kinh doanh dịch vụ viễn thông vệ tinh không có giấy phép nếu không thuộc trường hợp miễn giấy phép theo quy định tại Điều 40 Luật Viễn thông nêu trên. Cục Viễn thông sẽ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trên địa bàn để làm rõ hoạt động của doanh nghiệp và gửi lại thông tin về kết quả xử lý cho Quý độc giả.

Độc giả: Nguyễn Lê Việt - Quy Nhơn, Bình Định
vietbtv@gmail.com

 Kính gửi : Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Hiện nay đơn vị của tôi có viên chức ở chức danh Phát thanh viên hạng III, Phát thanh viên hạng IV, Biên dịch viên hạng III có được dùng chứng chỉ bồi dưỡng chức danh Phóng viên hoặc chứng chỉ bồi dưỡng chức danh Biên tập viên để thay thế, lí do hiện nay chưa có đơn vị đào tạo nào tổ chức bồi dưỡng chức danh Phát thanh viên và Biên dịch viên.

Trân trọng cảm ơn.

- 2 tháng trước
Trả lời:

Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Tổ chức cán bộ) giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

1. Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp biên dịch viên theo Quyết định số 1921/QĐ-BTTTT ngày 19/10/2022 để cơ sở đào tạo tổ chức thực hiện đào tạo, cấp chứng chỉ theo quy định. Đề nghị độc giả liên hệ với Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông, số điện thoại: 02437665959 (số máy lẻ 101) để được biết thêm chi tiết về kế hoạch tổ chức đào tạo.

2. Về việc sử dụng chứng chỉ thay thế:

Hiện nay, Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2021 đã sửa đổi điều 26 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017. Theo đó, không còn quy định Chứng chỉ bi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức cùng hạng ở các chuyên ngành khác nhau có giá trị thay thế cho nhau”. Vì vậy, không dùng chứng chỉ bồi dưỡng chức danh Phóng viên hoặc chứng chỉ bồi dưỡng chức danh Biên tập viên để thay thế cho chứng chỉ bồi dưỡng chức danh Phát thanh viên, Biên dịch viên.

Độc giả: Lê Thanh Dũng - Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM
dungtut@gmail.com

 Chương trình cho hỏi: các trường học tại TPHCM không thuộc các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn thì có thể áp dụng được Chương trình viễn thông công ích quy định tại Thông tư số 14/2022/TT-BTTTT không?

- 3 tháng trước
Trả lời:

Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Kế hoạch - Tài chính) giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Thông tư 14/2022/TT-BTTTT ngày 28/10/2022 của Bộ trưởng Bộ TTTT hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 (Chương trình) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2269/QĐ-TTg ngày 31/12/2021; theo đó:

a) Tại điểm d mục 1 phần II Điều 1 Quyết định số 2269/QĐ-TTg quy định: “Hỗ trợ cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng tại các điểm cung cấp dịch vụ này cho cộng đồng ở địa bàn các xã có điều kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo và khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông, bao gồm: Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, ....”.

b) Tại khoản 1 Điều 30 Thông tư số 14/2022/TT-BTTTT quy định về đối tượng hỗ trợ như sau: “Chương trình hỗ trợ cung cấp miễn phí sử dụng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo và khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông ở các đơn vị và điểm cung cấp dịch vụ Internet băng rộng cho cộng đồng dân cư sau: (a) Cơ sở giáo dục mầm non; (b) Cơ sở giáo dục phổ thông (Bao gồm cả điểm trường, nếu có); ....”.

c) Điều 8 Thông tư số 14/2022/TT-BTTTT quy định khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông đến năm 2025, bao gồm: (1) Các thôn có trong danh sách Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư; (2) Các thôn có trong danh sách tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư khi đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Thông tư; (3) Các thôn khác đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 9 Điều 3 Thông tư do Bộ TTTT công bố trên cơ sở đề nghị của các địa phương.

 

Với các quy định nêu trên, thì chỉ các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo và ở các thôn có tên trong danh sách tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư; các thôn có tên trong danh sách tại Phụ lục XI khi đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Thông tư 14/2022/TT-BTTTT; các thôn khác được Bộ TTTT công bố mới được Chương trình hỗ trợ để cung cấp miễn phí sử dụng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất.

Độc giả: Nguyễn Quang Phúc - Phú Mỹ, Phú Vang, Thừa Thiên Huế
nguyenquangphuc241278@gmail.com

Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tôi xin hỏi: Hiện nay việc số hóa dữ liệu 3D đã có quy định về định mức lập dự toán hay chưa? Nếu có thì rất mong Bộ TT&TT gửi cho tôi nội dung quy định để có cơ sở lập dự toán.

Trân trọng cám ơn!

- 3 tháng trước
Trả lời:

Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Kế hoạch - Tài chính) giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Bộ TT&TT có kế hoạch xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật cho công tác số hoá và tạo lập dữ liệu đặc tả cho đối tượng 3D. Định mức này đang trong quá trình xây dựng và kết quả xây dựng sẽ được khảo sát kiểm tra tính khả thi trước khi xem xét quyết định ban hành.

 

Định mức khi được ban hành sẽ được công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.