Lai Châu: Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ

Thứ sáu, 12/08/2016 11:20

Xác định phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, ngay từ khi chia tách, thành lập tỉnh Lai Châu đã quan tâm triển khai hiệu quả Chỉ thị số 63-CT/TW, ngày 28/2/2001 của Bộ Chính trị về Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

 heo đồng chí Vũ Ngọc An – Giám đốc Sở KH&CN, những năm qua, việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn được tỉnh ta áp dụng rộng rãi với nhiều mô hình, đề tài, dự án trong nông nghiệp tạo ra hiệu quả lớn, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm ở khu vực nông thôn của tỉnh. Các chương trình khoa học trong nông nghiệp và nông thôn đã hướng vào tập trung chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tạo ra sản phẩm hàng hóa mới trong nông, lâm nghiệp và thủy sản, góp phần xây dựng và phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh…

 
Mô hình cải tạo đất thoái hóa thông qua trồng ngô xen cây đậu trên đất dốc không chỉ cải tạo đất đã bị thoái hóa mà còn hướng tới sản xuất ngô bền vững. Trong ảnh: Nông dân xã Bum Nưa, huyện Mường Tè tham quan mô hình trồng ngô trên đất dốc.
 
Để có được kết quả đó, cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh tới cơ sở quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN trong việc thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của ngành, lĩnh vực và địa phương theo tinh thần Chỉ thị số 63-CT/TW của Bộ Chính trị. Các cấp, ngành đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị; việc nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp và nông thôn trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1839/QĐ-UBND, ngày 10/11/2009 về Kế hoạch thực hiện Thông báo Kết luận số 234-TB/TW, ngày 1/4/2009 của Bộ Chính trị về nhiệm vụ, giải pháp phát triển KH&CN tỉnh Lai Châu đến năm 2020; Quyết định số 10/2012/QĐ-UBND ngày 3/4/2012 của UBND tỉnh về Quy chế hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Quyết định số 962/QĐ-UBND, ngày 21/9/2012 của UBND tỉnh phê duyệt “Quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Lai Châu đến năm 2020”… Trên cơ sở đó, các huyện, thành phố đã tổ chức Hội nghị quán triệt, học tập cho cán bộ, đảng viên đồng thời chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền lồng ghép các nội dung trong việc thực hiện Chỉ thị vào quá trình quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương. Các địa phương đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xóa bỏ tập quán canh tác nhỏ lẻ, lạc hậu; hình thành những vùng chuyên canh, đưa giống cây trồng, vật nuôi năng suất, hiệu quả cao vào sản xuất. Cơ giới hóa được đẩy mạnh, các sản phẩm, chế phẩm sinh học được quan tâm sử dụng. Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển, đời sống của Nhân dân từng bước được nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, góp phần thúc đấy kinh tế của địa phương phát triển.
 
Công tác tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho nông dân được xác định là khâu quan trọng nhằm nâng cao năng lực tiếp thu KH&CN của cộng đồng, các ngành chức năng đã tổ chức 120 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật với 3.800 lượt người tham gia, 62 cuộc Hội thảo khoa học, Hội nghị đầu bờ với trên 2.000 lượt người tham gia. Các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn đã góp phần hỗ trợ cải thiện hạ tầng kinh tế, văn hóa, môi trường sinh thái, thay đổi tập quán sản xuất, sinh hoạt, nhất là ở vùng sâu, vùng xa theo hướng tăng năng suất, chất lượng và phát triển bền vững. Đồng bào các dân tộc thiểu số biết thâm canh, xen canh nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và vật nuôi có giá trị kinh tế cao, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất.
 
Nét nổi bật là trong triển khai ứng dụng KH&CN ở Lai Châu là các đề tài, dự án được chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN đối với các giống cây trồng, vật nuôi chủ yếu được thực hiện tại các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa; lần đầu được thử nghiệm, tạo lập cơ sở khoa học cho việc lựa chọn, bổ sung cơ cấu giống cho địa phương nơi triển khai thực hiện. Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đưa vào thâm canh, chăm sóc cây trồng đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật khai thác bền vững trên diện tích đất sản xuất, đất nông nghiệp...
 
Đến nay, một số mô hình, dự án được triển khai thực hiện như: Đưa lúa Đông xuân lên vùng cao, Xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp nhằm tăng năng suất và hiệu quả trong sản xuất lúa, Sản xuất lúa chất lượng cao, Trồng cây ăn quả ôn đới, Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, Trồng ngô Đông trên đất 2 vụ; Chăn nuôi gà thả vườn, đồi, chăn nuôi thủy cầm, Vỗ béo trâu bò thịt, Nuôi ghép cá chép VI, cá rô phi đơn tính... đã từng bước giúp người dân áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm, tăng hệ số sử dụng đất, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn trong tỉnh.
 
Tính từ năm 2004 đến nay, tỉnh Lai Châu đã dành 53,615 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển KH&CN. Trong đó thực hiện 10 dự án chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm với tổng kinh phí đầu tư là 17,2 tỷ đồng. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được lồng ghép từ nguồn ngân sách của tỉnh và các chương trình dự án khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn trong đó có ưu tiên tập trung vào xây dựng nông thôn mới, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt phục vụ người dân nông thôn. Hằng năm tỉnh đã giải quyết việc làm cho người lao động bình quân đạt 4.470 người/năm; giải ngân vốn vay cho người lao động với số tiền từ 5 đến 7 tỷ đồng. Điều đáng nói là sự thành công của chương trình đề tài, đề án đã góp phần tăng thu nhập, tạo cho nông dân ý thức về sản xuất hàng hóa, là cầu nối liên kết 4 nhà (quản lý, khoa học, doanh nghiệp và nhà nông), góp phần thực hiện thắng lợi chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn được cải thiện, công tác giảm nghèo đã đạt nhiều tiến bộ, thu nhập của nông dân, nhất là những hộ nông dân nghèo ngày càng được nâng cao. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 18,5 triệu đồng/năm; các chỉ tiêu giáo dục, đào tạo, y tế, giải quyết việc làm, hỗ trợ nhà ở, nước sạch... được nâng cao.
 
Có thể khẳng định, nhờ chú trọng đẩy mạnh phát triển KH&CN đã thực sự trở thành động lực, giữ vai trò then chốt trong phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh nền kinh tế của tỉnh, góp phần không nhỏ đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương; thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Thu Huyền
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top