Campuchia yêu cầu các công ty công nghệ tham gia bảo vệ trẻ em trực tuyến

Thứ ba, 12/07/2022 21:52

Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia kêu gọi tất cả các cơ quan nhà nước và tư nhân hợp tác để bảo vệ trẻ em trực tuyến.

h71209.jpg

Theo báo cáo của Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT) Campuchia, có khoảng 400.000 trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em trên mạng ở Campuchia vào năm 2021, cao hơn gấp đôi so với con số được báo cáo vào năm 2020.

Theo tờ Bưu điện Phnompenh (phnompenhpost.com), báo cáo được trình bày tại buổi ra mắt dự án "Thúc đẩy sự tham gia của các công ty công nghệ trong bảo vệ trẻ em trực tuyến" ngày 28/6. 150 đại diện của các bộ, công ty công nghệ, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và tổ chức phi chính phủ đã tham dự.

Tổng Cục trưởng Tổng cục CNTT-TT thuộc Bộ BCVT Campuchia Neang Mao cho biết đơn vị của ông đang tìm hiểu khả năng tích hợp các chính sách bảo vệ trẻ em vào quy trình hoạt động của các công ty công nghệ và nhà sáng tạo nội dung.

Theo ông Neang Mao, dự án được thực hiện nhằm ứng phó với sự gia tăng các nguy cơ trên Internet đối với trẻ em và là một phần trong sự sẵn sàng của Campuchia trong việc xây dựng một nền kinh tế và xã hội số.

Lạm dụng trẻ em trực tuyến đã gia tăng đáng kể trong đại dịch COVID-19 và làm thay đổi cuộc sống và giáo dục của trẻ em Campuchia. Gần đây, Campuchia có sự gia tăng các hoạt động buôn bán phim khiêu dâm trên mạng xã hội, giống như đã xảy ra trên mạng Internet.

Ông Neang Mao cho biết nhiều công ty công nghệ lớn trên thế giới đang áp dụng các biện pháp ngăn chặn như sử dụng trí thông minh ảo để quét và xác định nạn nhân, thủ phạm và địa điểm, để chấm dứt hoạt động này. "Sự tham gia của khu vực tư nhân, đặc biệt là các công ty công nghệ và người giám hộ, là rất quan trọng trong việc hạn chế sự các vụ lạm dụng tình dục và bảo vệ nạn nhân.

Ông Ben Wildfire, đại diện UNICEF quốc gia tại Campuchia, cho biết UNICEF đã tiến hành một nghiên cứu về lạm dụng trẻ em trên mạng tại 4 quốc gia ASEAN, trong đó có Campuchia, vào năm 2019.

Ông nói rằng hầu hết trẻ em sử dụng mạng xã hội để giao tiếp, giải trí và giáo dục, và trẻ em ở cả hai giới sử dụng Internet đều bị người lạ gửi nội dung khiêu dâm hoặc video và nội dung khác liên quan đến lạm dụng tình dục. Nguy cơ gia tăng trong COVID-19 khi trẻ em dành thời gian học tập trực tuyến. "Tất cả các bên liên quan, từ khu vực tư nhân hay nhà nước hay các tổ chức phi chính phủ, phải tiếp tục làm việc cùng nhau để đảm bảo rằng trẻ em được hưởng lợi từ việc sử dụng Internet an toàn. Chính phủ cũng phải có những biện pháp cho những lo ngại này", ông Wildfire đề nghị.

Trong khi đó, ông Chun Vat, Bộ BCVT Campuchia cho biết dự án này là một dự án quan trọng và là một bước tiến mới trong việc mang đến cho trẻ em Campuchia cơ hội sử dụng Internet một cách an toàn. Việc bảo vệ trẻ em trực tuyến có vai trò quan trọng đối với xã hội Campuchia hiện tại và trong tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh COVID-19, khi rất nhiều học sinh buộc phải dành nhiều thời gian hơn trên mạng.

Ông Chunvat cũng chia sẻ: "Nguy cơ bắt nạt trên mạng và lạm dụng tình dục đang ở mức cao đáng báo động, vì vậy cần phải có biện pháp can thiệp ngay lập tức, cũng như xem xét chiến lược lâu dài hơn".

Các công ty công nghệ và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội tham gia hội thảo cho biết sẽ sử dụng nền tảng của mình để chia sẻ thông tin chi tiết về các nguy cơ và sẽ tạo nội dung nâng cao nhận thức về lạm dụng trẻ em trực tuyến.

Phó Tổng thư ký Hội đồng quốc gia về trẻ em Sambath Sokunthea cho biết bà rất vui mừng khi vấn đề này đang được các bộ liên quan, các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân cùng tham gia giải quyết.

"Chính phủ, đặc biệt là Hội đồng Quốc gia về Trẻ em, đã thực hiện nhiều việc trong vấn đề lạm dụng tình dục trực tuyến. Chúng tôi có một nhóm công tác kỹ thuật liên bộ và các bên liên quan khác đang làm việc về việc này", bà Sambath Sokunthea cho biết./.

Theo ictvietnam.vn
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top