Từ năm 2000 đến nay, mỗi năm trên địa bàn tỉnh có thêm từ 5 đến 7 doanh nghiệp (DN) được cấp chưng chỉ ISO 9000 để nâng tổng số lên 35 DN và có thể lên đến 50 DN vào năm 2007.Tuy nhiên bên cạnh các DN áp dụng thành công cũng còn nhiều DN chưa mạnh dạn áp dụng, tỏ ra lúng túng, phân vân về tình trạng công nghệ, thiết bị, lo ngại về sự thay đổi tổ chức... Thực tế không hẳn như vậy.
Cơ sở sản xuất vẫn thực hiện ISO 9000
ISO 9000 là tiêu chuẩn về quản lý hệ thống giúp cho tổ chức, DN thiết lập một hệ thống văn bản về các quá trình quản lý và tác nghiệp đảm bảo việc thực hiện, kiểm soát, duy trì và cải tiến thường xuyên các hoạt động nhằm đạt được tiêu chuẩn chất lượng đặt ra, tiêu chuẩn có phạm vi áp dụng rất rộng tại các tổ chức, DN không kể lĩnh vực, quy mô, trình độ thiết bị công nghệ, lực lượng lao động... Minh chứng điều này là ở tỉnh ta có cơ sở nước mắm Muời Thu ( An Nhơn ) và cơ sở nước mắm Thuỷ Tài (Phù Cát) chuyên sản xuất mặt hàng nước mắm, có số lượng khoảng 20 công nhân, đa phần lao động thủ công, có trình độ văn hoá cấp II, đã được Quacert cấp chứng nhận ISO 9000 trong năm 2005 và 2006. Như vậy việc xây dựng hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9000 hoàn toàn không trở ngại đối với loại hình DN quy mô nhỏ
Lựa chọn tư vấn
Việc tự làm ISO 9000 được đánh giá là mang lại hiệu quả cao nhất cho DN vì một mặt giúp cho DN tiết kiệm được đáng kể phần chi phí thuê tư vấn, mặt khác nhờ tự làm nên DN sẽ am hiểu hệ thống nhiều hơn, từ đó duy trì có hiệu lực và hiệu quả lâu dài hệ thống nhưng đến nay chưa có DN nào ở tỉnh ta tự làm ISO 9000 mà tất cả đều phải thuê tư vấn. Vai trò của tư vấn là tư vấn, đào tạo nhân lực và giám sát dự án trong suốt thời gian DN triển khai áp dụng cho đến khi nhận được chứng chỉ, bình thường trong vòng 6 tháng, có khi ngắn hơn chẳng hạn 3 tháng đối với các DN mà trước đó đã áp dụng một hệ thống quản lý chuyên ngành (HACCP, COC, GMP,…) cũng có khi 12 tháng hoặc hơn đối với các DN quy mô sản xuất lớn, cho nên giá tư vấn không phải là rẻ, hiện dao động từ 80 đến 250 triệu tuỳ theo quy mô của mỗi DN cũng như năng lực uy tín của mỗi tổ chức tư vấn
Trước nhu cầu áp dụng ISO 9000 ngày càng nhiều thì các hoạt động dịch vụ tư vấn cũng ngày càng trở nên sôi động và phong phú, hiện cả nước có đến vài chục tổ chức tư vấn có trụ sở chính đặt Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, trong đó có các tổ chức tư vấn thuộc các cơ quan nhà nước như: Trung tâm năng suất Việt Nam (VPC), Trung tâm hỗ trợ DN vừa và nhỏ TP Hồ chí Minh (SMEDEC), các Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng khu vực, như khu vực 2 tại Đà Nẵng (Quatest 2), khu vực 3 tại TP Hồ chí Minh (Quatest3),… các công ty tư vấn thuộc các tập đoàn nước ngoài có văn phòng đai diện tại Việt Nam như: ICS, QMS,… và hàng loạt các công ty tư vấn tư nhân khác như: IQC, AHEAD,… đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt giữa các tổ chức tư vấn này cho nên việc chào giá cũng có sự chênh lệch đáng kể, đã có đến 8 công ty tư vấn chào giá tư vấn cho cùng một DN trong đó giá thấp nhất 80 triệu, cao nhất 150 triệu. Ngoaì ra, chất lượng tư vấn cũng là vấn đề mà DN cần lưu ý. Việc hợp tác của DN đối với tư vấn cũng góp phần vào sự thành công dự án, nếu không tình hình sẽ ngược lại mà hậu quả là làm cho tiến độ triển khai dự án ì ạch kéo dài gây lãng phí về thời gian, tiền bạc, công sức của các bên liên quan như trường hợp của Công ty TNHH xây dựng Tân Phú (Quy Nhơn) đã hơn 4 năm triển khai mà vẫn chưa được chứng nhận là một ví dụ Vì vậy khi lựa chọn tư vấn, DN nên tham khảo “danh sách khách hàng “ mà các vấn đề đã thực hiện kể cả nghiên cứu trước “lý lịch khoa học” của các chuyên gia tư vấn để họp tác hay tư chối, việc làm này nhằm tránh tình trạng cử chuyên gia tư vấn mà chuyên môn đào tao không phù hợp với lĩnh vực hoat động của DN ví dụ chuyên gia về cơ không thể tư vấn tốt về lĩnh vực thực phẩm, hoặc ngược lại.Cho nên DN cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn tư vấn
Đăng ký chứng nhận và hỗ trợ
Sau khi đánh giá chất lượng nội bộ lần cuối cùng để chuẩn bị cho việc DN tiến hành mời tổ chức chứng nhận để thực hiện đánh giá chính thức, cấp giấy chứng nhận việc mời tổ chức chứng nhận nào thường đã có tư vấn giới thiệu, tuy nhiên phải dựa trên cơ sở thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN và uy tín của mỗi tổ chức chứng nhận ở thị trường, cụ thể như một số tổ chức chứng nhận một thời gian qua đã cung cấp dịch vụ chứng nhận ở tỉnh ta như : QUACERT (Việt Nam), AFAQ (Pháp), TUV (Đức), BVQI, GLOBAL (Anh), SGS (Thuỵ sĩ ),…Về phí chứng nhận mà các DN phải trả cho tổ chức chứng nhận. đối với Quacert thường vào khoảng 3-4 ngàn USD, rẻ hơn khoảng 1ngàn USD so với phí của các tổ chức chứng nhận nước ngoài, phí này bao gồm phí đánh giá giám sát duy trì giấy chứng nhận trong thời gian 3 năm ,với chu kỳ đánh giá giám sát 6 tháng/ lần hoặc 1năm /lần
Sau khi nhận chứng chỉ, DN tiến hành nộp đơn để được hỗ trợ kinh phí mà DN đã đăng ký từ đầu năm, mức hỗ trợ đối với ISO 9000 là 30 triệu đồng, với mức này có thể bù đắp vào khoảng 20% chi phí mà DN đã bỏ ra “Đây là số tiền không lớn đối với DN nhưng rất quý vì thể hiện sự quan tâm của tỉnh đối với DN” ông Nguyễn văn Trị Phó Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng điện Vneco 10 bày tỏ. Việc đăng ký hỗ trợ kinh phí DN nên tránh tình trạng vừa qua là có DN chưa xây dựng kế hoạch triển khai nhưng vẫn đăng ký theo kiểu đăng ký không mất gì, làm ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch hỗ trợ kinh phí của tỉnh … Việc triển khai hoàn thành dự án nên kết thúc ngay trong năm kế hoạch để được hỗ trợ kinh phí trong năm đó cũng là vấn đề DN cần quan tâm
Được sự phân công của UBND tỉnh, qua 6 năm thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí cho các DN áp dụng thành công ISO 9000, Sở Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ kinh phí cho 31 DN với số tiền gần 1 tỉ đồng. Tuy nhiên Sở cũng đã từ chối hỗ trợ đối với 4 DNkhông phù hơp theo quy định của UBND tỉnh (quyết định 156 / 2002/QĐ-UB, ngày 30/10/2002 ), cụ thể: Hạch toán phụ thuộc (2 trường hợp), DN không đóng trên địa bàn tỉnh (1 trường hợp), đăng ký kinh doanh theo loại hình hộ cá thể (1 trường hợp).