Năm 2022 người dùng Việt tìm gì trên Cốc Cốc

Ngày 17/1, Cốc Cốc đã công bố Báo cáo Xu hướng tìm kiếm nổi bật của người Việt năm 2022. Theo đó Dẫn đầu các chủ đề tìm kiếm phổ biến nhất của người Việt năm 2022 trên Cốc Cốc là giáo dục với 31% tổng lượng tìm kiếm. Hai chủ đề phổ biến tiếp theo chính là chăm sóc nhà cửa, gia đình và thể thao. Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của người dùng cho nhu cầu học tập và giải trí hậu COVID-19.

 

Quản lý cuộc gọi rác và giải pháp quản lý "Make in Viet Nam" của Viettel

Theo Cục Viễn thông, từ tháng 7 -12/2020, các nhà mạng đã ngăn chặn gần 90.000 thuê bao phát tán cuộc gọi rác, giúp bảo vệ người tiêu dùng. Trong đó, giải pháp quản lý cuộc gọi rác “Make in Viet Nam” của Viettel với tỷ lệ chính xác lên đến 100%, đã giúp nhà mạng này có tỷ lệ chặn cuộc gọi rác cao nhất (chiếm hơn 60%).

Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in Viet Nam

Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam. Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in Viet Nam.

Chiến lược về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có vai trò quan trọng bởi liên quan tới tương lai, vận mệnh đất nước.

Cách tiếp cận mới cho mạng xã hội Việt Nam

Cổng TTĐT Bộ TT&TT trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về cơ hội phát triển cho các mạng xã hội Make in Viet Nam

Nhận định về các nền tảng mạng xã hội Việt Nam, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: “Các mạng xã hội Việt Nam thế hệ mới phải là sản phẩm của làn sóng Internet thứ ba, cam kết hợp tác và chia sẻ lợi ích với người dùng, phát triển đồng hành với lợi ích của người dùng.

Việt Nam tiên phong chuyển đổi số: Nỗ lực làm chủ hạ tầng số

Khát vọng chuyển đổi số tại Việt Nam đặt nhiệm vụ cho ngành công nghệ thông tin và truyền thông phải làm chủ hạ tầng, không gian mạng và bảo vệ chủ quyền số quốc gia trên chính không gian số.

Đã đến lúc người Việt phải có công nghệ của riêng mình

Nếu có lộ trình và hướng đi đúng đắn, công nghệ “Make in Viet Nam” sẽ vươn tầm thế giới và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp lớn vào GDP quốc gia.

Doanh nghiệp công nghệ cần chủ động tạo ra các sản phẩm mang trí tuệ của người Việt Nam

Đây là năm thứ hai Diễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2020 (Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ số) được tổ chức, đánh dấu một năm cả nước nỗ lực thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg, khẳng định vai trò và sứ mạng chủ lực của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, hướng tới khát vọng xây dựng một quốc gia cường thịnh. Do đó, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần phải làm chủ công nghệ và chủ động sáng tạo ra các giải pháp mới; chủ động thiết kế làm ra sản phẩm mới chứa hàm lượng trí tuệ của người Việt Nam để đi ra thế giới. Đó là phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ số, diễn ra sáng ngày 23/12, tại Hà Nội.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi thư tới cộng đồng Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam

Nhân dịp Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ II năm 2020 (Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ số lần 2 năm 2020), Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng  hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư tới cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Cổng TTĐT Bộ TT&TT xin trân trọng  đăng tải toàn văn Bức thư của Thủ tướng Chính phủ gửi tới Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ II năm 2020.

Không “Make in Viet Nam” thì Việt Nam không thể hùng cường thịnh vượng

Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không Make in Viet Nam thì chúng ta không thể đi ra thế giới. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể tự cường. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể hùng cường thịnh vượng. Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2020, diễn ra sáng nay tại Hà Nội.

Họp báo về Lễ Công bố và trao Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2020

Chiều ngày 21/12/2020, tại Hà Nội, Bộ TT&TT tổ chức Họp báo về Lễ Công bố và trao Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2020. Lễ Công bố và trao giải thưởng sẽ được tổ chức trang trọng trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2020 vào ngày 23/12/2020 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm tới dự và chủ trì buổi Họp báo.

Thúc đẩy nền tảng điện toán đám mây 'Make in Vietnam'

Đến thời điểm này, thị trường điện toán đám mây (cloud) của Việt Nam đạt khoảng 3.200 tỷ đồng (tương đương 133 triệu USD). Việt Nam có khoảng 27 trung tâm dữ liệu điện toán đám mây do 11 doanh nghiệp trong nước đầu tư với trên 270.000 máy chủ được kết nối trong cả nước. Tuy vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mới chiếm được khoảng 20% thị phần các sản phẩm, dịch vụ điện toán đám mây trong nước. 80% thị phần còn lại của Việt Nam đang do các công ty nước ngoài cung cấp.