Các nước đang phát triển tụt hậu trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo toàn cầu

Thứ sáu, 02/09/2022 06:43

Đã có 44 quốc gia công bố kế hoạch chiến lược AI quốc gia tính đến tháng 10/2021, thể hiện sự sẵn sàng bước vào cuộc đua AI toàn cầu. Trung Quốc, Án Độ dẫn đầu nhóm các quốc gia đang phát triển trong lĩnh vực AI.

Oxford Insights, công ty tư vấn cho các chính phủ, tổ chức về các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số đã thực hiện xếp hạng sự sẵn sàng của 160 quốc gia trong sử dụng AI cung cấp các dịch vụ công. Mỹ xếp hạng số 1, số 2 thuộc về Singapore và vị trí thứ ba thuộc về Anh quốc trong Chỉ số Sẵn sàng AI Chính phủ năm 2021 (2021 Government AI Readiness Index).

Xếp cuối bảng trong chỉ số xếp hạng này đa số là các nước đang phát triển, gồm châu Phi vùng tiểu sa mạc Sahara, vùng Caribe, châu Mỹ Latinh, một số nước Trung và Nam Á.

 20220419-pg2.jpg

Trung Quốc, Ấn Độ dẫn đầu nhóm các quốc gia đang phát triển trong lĩnh vực AI. Ảnh minh hoạ

Các nước phát triển có những lợi thế không thể sánh được trong cuộc cách mạng AI đang diễn ra trên toàn cầu. Với tiềm lực kinh tế lớn mạnh hơn, những nước phát triển giàu có đã đầu tư rất khủng vào nghiên cứu và phát triển để sáng tạo ra những mô hình AI hiện đại.

Ngược lại, các nước đang phát triển phải đầu tư cho nhiều lĩnh vực cấp bách hơn như giáo dục, y tế, lương thực, vệ sinh. AI sẽ nới rộng khoảng cách số vốn đã tồn tại giữa các nước phát triển và đang phát triển.

Chi phí ngầm của AI hiện đại

AI thường được định nghĩa là ngành khoa học kỹ thuật sản xuất ra các máy móc thông minh. Muốn giải quyết được các vấn đề và thực hiện các nhiệm vụ, các mô hình AI thường phân tích các thông tin trong quá khứ, tìm ra cách thức dự đoán dựa trên các mô hình độc đáo trong dữ liệu.

Ở nghĩa rộng hơn, AI gồm 2 lĩnh vực chính là: Học máy (machine learning) và học sâu (deep learning). Machine learning sẽ phù hợp hơn đối với những cơ sở dữ liệu nhỏ, được tổ chức tốt. Còn thuật toán deep learning lại áp dụng cho những bài toán phức tạp của thế giới thực, chẳng hạn như dự đoán về các bệnh đường hô hấp khi sử dụng hình ảnh X quang lồng ngực.

Nhiều ứng dụng AI hiện đại như tính năng dịch của Google hay phẫu thuật sử dụng sự hỗ trợ của robot đã tạo ra đòn bẩy cho mạng lưới thần kinh sâu. Đây là những loại mô hình deep learning đặc biệt dựa trên cấu trúc của não bộ con người.

Hệ thần kinh của con người rất cần dữ liệu, cần đến hàng triệu ví dụ để học được cách thực hiện nhiệm vụ mới một cách chuẩn chỉnh. Nghĩa là nó đòi hỏi cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu phức tạp và phần cứng máy tính hiện đại so với các mô hình machine learning đơn giản hơn. Những cơ sở hạ tầng điện toán quy mô lớn như vậy vượt ngoài khả năng tài chính của các nước đang phát triển.

Không chỉ đòi hỏi đầu tư lớn, AI còn có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Một hệ thần kinh hiện đại có thể phải chi khoảng 150 nghìn USD để huấn luyện, trong tiến trình huấn luyện thì thải ra 650 kg khí CO2 (tương đương với khí thải CO2 sau một chuyến bay xuyên nước Mỹ). Huấn luyện cho mô hình phức tạp hơn thì sẽ tạo ra lượng khí thải gấp 5 lần khí thải của một chiếc xe hơi trung bình trong cả vòng đời của nó.

Các quốc gia phát triển vốn là những nước dẫn đầu về lượng khí thải CO2, nhưng buồn thay gánh nặng khí thải đó lại tác động mạnh mẽ nhất đến các nước đang phát triển. Các nước vùng nam bán cầu thường phải chịu các khủng hoảng môi trường nhiều hơn các vùng khác trên thế giới như thời tiết cực đoan, hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm. Lý do là bởi tài chính hạn chế, không đầu tư nhiều cho khí hậu.

Đồng thời, các nước đang phát triển cũng được hưởng lợi ít nhất từ sự phát triển của AI, từ sự tốt đẹp do AI mang lại, trong đó có tăng cường khả năng chống chịu các thảm họa thời tiết.

Lợi ích của AI 

Theo một nghiên cứu năm 2020, AI có khả năng hỗ trợ thực hiện 79% mục tiêu phát triển bền vững. AI có thể được dùng để đo đếm và dự đoán các biểu hiện ô nhiễm trong nguồn nước, từ đó nâng cao chất lượng của quá trình kiểm soát chất lượng nguồn nước, giúp người dân các nước đang phát triển tiếp cận với nguồn nước sạch nhiều hơn.

Các lợi ích khác của AI đối với các nước đang phát triển còn rất lớn, từ cải thiện vệ sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế.

Để thực sự khai thác được những lợi ích tốt đẹp của AI sự tham gia bình đẳng vào quá trình phát triển và sử dụng công nghệ này là điều tất yếu. Các nước phát triển cần hỗ trợ nhiều hơn nữa cả về tài chính và công nghệ cho các nước đang phát triển trong cuộc cách mạng AI đang diễn ra”, báo cáo nhấn mạnh.

Giang Phạm (biên dịch theo Asia Times)
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top