Đà Nẵng phấn đấu lọt vào tốp ba địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số

Thứ tư, 31/08/2022 18:38

Năm 2022, UBND TP.Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 1095/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2025.

Quyết định nêu rõ, Kế hoạch giai đoạn 2022-2025 phải kế thừa các kết quả đã đạt được của hoạt động ứng dụng CNTT của các giai đoạn trước; gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng thành phố thông minh, Kế hoạch thực hiện Đề án Chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 do UBND thành phố ban hành. Các sản phẩm, giải pháp được triển khai đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định hiện hành, phù hợp với Kiến trúc Chính quyền điện tử TP.Đà Nẵng phiên bản 2.0 và Kiến trúc tổng thể thành phố thông minh TP.Đà Nẵng.

20220422-pg7.jpg

Ảnh minh hoạ

Đà Nẵng phấn đấu lọt vào tốp ba địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số, chính quyền số, an toàn thông tin

Quyết định 1095 của Đà Nẵng đặt ra mục tiêu: Đà Nẵng sẽ nằm trong nhóm ba địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số, chính quyền số, an toàn thông tin. Trong đó có một số mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng sau: 100% dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 4 (trừ một số thủ tục hành chính có tính chất đặc thù); Mỗi người dân có một định danh điện tử, xác thực điện tử, có kho dữ liệu số cá nhân trên hệ thống của thành phố để giao dịch, sử dụng dịch vụ công và sử dụng thông tin, tiện ích của thành phố; 100% cơ quan thành phố tham gia mở dữ liệu, cung cấp dữ liệu mở phục vụ vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; thiết lập và công bố 1.000 bộ dữ liệu mở để công khai cho tổ chức công dân, doanh nghiệp; 100% cơ quan thành phố cung cấp dịch vụ 24/7, sẵn sàng phục vụ trực tuyến bất cứ khi nào người dân và doanh nghiệp cần; 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng; Hoàn thành cơ bản chính quyền số tại 1 quận huyện và 7 phường xã của 7 quận huyện; 100% người dân trong độ tuổi lao động sử dụng điện thoại thông minh. Mỗi hộ gia đình đều có địa chỉ số, tiếp cận dịch vụ Internet băng rộng; Mỗi người dân có mã (ID) y tế duy nhất và có hồ sơ sức khoẻ điện tử cá nhân; Mỗi học sinh có mã (ID) duy nhất và có hồ sơ, học bạ điện tử; Mỗi hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp có thể sử dụng nền tảng số, dữ liệu số phục vụ sản xuất, kinh doanh; gửi nhận hoá đơn điện tử với nhau và với cơ quan thuế.

6 nhiệm vụ trọng tâm, 5 giải pháp

Để thực hiện những mục tiêu đã đặt ra, Quyết định chỉ rõ cần thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm: Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, trong đó có nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thử nghiệm có kiểm soát (sandbox); Phát triển hạ tầng kỹ thuật số; Phát triển dữ liệu số; Phát triển nền tảng số và các ứng dụng, dịch vụ số dùng chung; Phát triển các ứng dụng, dịch vụ số chuyên ngành; Bảo đảm an toàn thông tin; Phát triển nguồn nhân lực.

Năm giải pháp cần triển khai để thực hiện các nhiệm vụ dựa trên các mục tiêu đề ra, bao gồm: Truyền thông, thay đổi nhận thức; Huy động các nguồn lực; Hợp tác giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp; Nghiên cứu phát triển, làm chủ các công nghệ lõi; Hợp tác quốc tế./.

GG
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top