Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2023

Thứ bảy, 13/05/2023 14:27

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thuý vừa ký ban hành Kế hoạch số 902/KH-UBND về Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2023, với chủ đề “Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”.

cdsag.jpg

Theo đó, định hướng năm 2023, cơ quan nhà nước tập trung vào các hoạt động phát triển, kết nối, chia sẻ, khai thác, phân tích dữ liệu phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số với trọng tâm là người dân, doanh nghiệp chỉ cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến; Doanh nghiệp được khai thác dữ liệu, dữ liệu mở do cơ quan nhà nước cung cấp để phục vụ sản xuất, kinh doanh;Cơ quan nhà nước sử dụng dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu từ máy sinh ra theo thời gian thực để hỗ trợ ra quyết định, giảm thiểu hoạt động báo cáo thủ công giữa các cấp; nghiên cứu, phát triển, thí điểm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Mục tiêu cụ thể chuyển đổi số năm 2023 về phát triển chính quyền số, trong đó, 100% dịch vụ công (đủ điều kiện) cung cấp trực tuyến toàn trình. 40% thông tin người dân được tự động nhập vào biểu mẫu trực tuyến. 30% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. 60% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế – xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh (LRIS); đồng thời được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử. 80% lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tập huấn kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu để ra quyết định và hoạch định chính sách; kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và an toàn thông tin. 80% cơ quan nhà nước tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. 60% người dân, doanh nghiệp hài lòng với các dịch vụ số của Chính quyền số tỉnh An Giang cung cấp; nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp góp phần tạo sự đồng thuận cao nhất trong nhân dân. 20% người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống thông tin Chính phủ điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. 50% hồ sơ giải quyết trực tuyến.  80% DVCTT (toàn trình, một phần) phát sinh hồ sơ trực tuyến. 40% dịch vụ công trực tuyến sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.  90% hồ sơ công việc tại cơ quan nhà nước cấp tỉnh, 80% cấp huyện, 65% cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật). Triển khai tích hợp chữ ký số vào Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh. Thực hiện đo lường, đánh giá, công bố xếp hạng mức độ chuyển đổi số đối với các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý. Thực hiện kết nối, chia sẻ hiệu quả dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP). Triển khai cơ sở dữ liệu dùng chung và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các đơn vị trên địa bàn tỉnh An Giang. Triển khai thử nghiệm hệ thống trợ lý ảo trong cơ quan nhà nước để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức nâng cao hiệu quản và năng suất lao động. Mỗi cơ quan, địa phương có ít nhất 01 sáng kiến, mô hình hay về chuyển đổi số. 100% Hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý của tỉnh được phân loại, xác định và phê duyệt Hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước đảm bảo đúng theo Thông tư 12/2022/TT-BTTTT ngày 12/8/2022.

Đối với phát triển kinh tế số, phấn đấu kinh tế số đạt từ 5 – 6% GRDP, tỷ trọng kinh số trong từng ngành, lĩnh vực đạt 6%.  80% sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có mặt sàn thương mại điện tử. 40% dân số tham gia mua sắm trực tuyến. Trên 40% người dân biết sử dụng điện thoại thông minh vào khai thác các ứng dụng nền tảng phục vụ sản xuất, kinh doanh. Có ít nhất 03 doanh nghiệp công nghệ số, trong đó có ít nhất 01 doanh nghiệp công nghệ số phát triển sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ thông tin. 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử; 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số; 60% doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử. Năng suất lao động tăng 7%. Phát triển có hiệu quả Không gian số tỉnh An Giang (ispace.angiang.vn).

Riêng với phát triển xã hội số, 100% hộ gia đình có địa chỉ số. 70% người dân, doanh nghiệp được trang bị kỹ năng số và các quy tắc ứng xử trên môi trường số; có thể tham gia hoạt động học tập, lao động, sản xuất, đời sống và sinh hoạt trên môi trường số.

Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh. Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 85%.Tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt 75%.

Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đạt 70%.

Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đề ra 10 nhiệm vụ trọng tâm thực hiện chuyển đổi số trong năm 2023 gồm: Nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, dữ liệu số, nền tảng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số./.

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top