32% doanh nghiệp khẳng định chuyển đổi số giúp đơn vị phát triển nhanh hơn

Thứ năm, 01/08/2019 10:44

Cho biết chuyển đổi số thực sự đã và đang diễn ra tại Việt Nam, ông Hoàng Việt Anh, Phó Tổng giám đốc FPT cũng cho hay, trong số các đơn vị đã triển khai chuyển đổi số, có 32% khẳng định chuyển đổi số đã giúp cho doanh nghiệp họ phát triển nhanh hơn.

 Đề án chuyển đổi số quốc gia đang được Bộ TT&TT chủ trì xây dựng được các chuyên gia nhận định sẽ đóng vai trò đặc biệt quan trọng, thực hiện những chuyển đổi bứt phá để hướng tới một Việt Nam số, trong đó tận dụng đầy đủ sự tiến bộ, sáng tạo của công nghệ số để phát triển kinh tế xã hội. Đề án này được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trình trong tháng 11/2019.

Trong phiên bản mới nhất của dự thảo Đề án chuyển đổi số quốc gia, Cục Tin học hóa, cơ quan được Bộ TT&TT giao trực tiếp soạn thảo Đề án đã nhấn mạnh, chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một lĩnh vực Việt Nam cần đặc biệt quan tâm. Theo đó, để cải tổ doanh nghiệp trong thời đại số, Cục Tin học hóa cho rằng, doanh nghiệp cần đi tiên phong trong chuyển đổi số, phải có chiến lược và cách tư duy mới để cải tổ doanh nghiệp trên cả 5 phương diện là khách hàng, cạnh tranh, dữ liệu, đổi mới sáng tạo và giá trị mang lại.
20191006-pg3.jpg
 
Liên quan đến thực trạng chuyển đổi số trong các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam, kết quả khảo sát nhanh mới được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) thực hiện với 352 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chỉ ra rằng, có 40,6% đơn vị cho biết đã hiểu và đã sẵn sàng mọi nguồn lực cho chuyển đổi số; 23,6% đơn vị đang triển khai các hoạt động chuyển đổi số; 30,7% cơ quan, tổ chức đã tìm hiểu về chuyển đổi nhưng chưa biết cần phải làm gì; và 5,1 % cơ quan, tổ chức tham gia khảo sát cho biết họ chưa hiểu biết cũng như chưa có hành động gì về chuyển đổi số.
Các doanh nghiệp, tổ chức tham gia khảo sát cũng cho biết, 3 vấn đề họ quan tâm hơn cả khi triển khai chuyển đổi số gồm có: nguồn lực để triển khai (55,7%); tin học hoá khác với chuyển đổi số như thế nào (39,2%); và chuyển đổi số nên bắt đầu như thế nào (38,4%).
 
Ở góc độ của đơn vị đã có nhiều kinh nghiệm trong triển khai chuyển đổi số doanh nghiệp, Phó Tổng giám đốc FPT Hoàng Việt Anh nhấn mạnh, câu chuyện chuyển đổi số sẽ xảy ra với tất cả các doanh nghiệp, vấn đề là doanh nghiệp nào chuyển đổi sớm hơn sẽ giành được vị thế và lợi thế cạnh tranh lớn hơn trên thị trường.
 
20191006-pg4.jpg
 
Ông Hoàng Việt Anh, Phó Tổng giám đốc FPT chia sẻ tại hội thảo "Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp", trong khuôn khổ Vietnam ICT Summit 2019.
 
“Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần phải có một sự chuẩn bị rất tốt và một trong những điểm mấu chốt, quan trọng là phải lựa chọn được phương pháp luận chuyển đổi số phù hợp với doanh nghiệp mình”, ông Hoàng Việt Anh chia sẻ.
Vị Phó Tổng giám đốc FPT cũng cho biết, với những kinh nghiệm tích lũy được qua nhiều năm, doanh nghiệp công nghệ này đã tích hợp, phát triển một phương pháp luận giúp doanh nghiệp có thể chuyển đổi số nhanh chóng, đó là phương pháp luận “FPT Digital Kaizen”.
Theo phân tích của ông Việt Anh, nguyên tắc đầu tiên của “FPT Digital Kaizen” là luôn luôn tập trung vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các ý tưởng, sáng kiến chuyển đổi số có thể đến từ rất nhiều nguồn khác nhau nhưng cuối cùng cũng chỉ phục vụ 3 mảng quan trọng nhất của doanh nghiệp, bao gồm: Các dự án số có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn khách hàng của mình, biết khách hàng cần gì để từ đó phải có những chiến lược để tăng cường sự gắn kết, sự trung thành của khách hàng;
Các dự án chuyển đổi số tối ưu hóa hoạt động thường tập trung vào việc tự động hóa, tối ưu hóa quá trình vận hành với mục tiêu là giảm thời gian sản xuất, nâng năng suất lao động từ đó giảm giá thành dịch vụ; và các dự án chuyển đổi số có thể tạo cho doanh nghiệp sức bật mới, chuyển từ mô hình kinh doanh truyền thống sang các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng số, sản phẩm số được phát triển dựa trên chính dữ liệu của doanh nghiệp đó.
Một nguyên tắc nữa cũng được nhấn mạnh trong phương pháp luận “FPT Digital Kaizen”, theo chia sẻ của ông Việt Anh, là sự liên kết chặt chẽ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược chuyển đổi số. Theo đó, mọi việc phải bắt đầu từ chiến lược kinh doanh, một doanh nghiệp muốn đạt được điều gì sau khoảng từ 3-5 năm. “Chúng tôi tìm hiểu nắm kỹ mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp từ đó song hành cùng doanh nghiệp để định nghĩa, xác định ra chiến lược chuyển đổi số. Chiến lược chuyển đổi số phải hỗ trợ mạnh mẽ cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ mục tiêu kinh doanh 3-5 năm chia nhỏ thành 12 tháng, xem nhưng nhiệm vụ, mục tiêu nào cấp bách cần ưu tiên cao nhất làm sao hiện thực hóa được. Với mỗi nhiệm vụ cấp bách này chúng tôi ngồi cùng doanh nghiệp để tìm ra những vấn đề nhức nhối cần giải quyết. Từ đó chúng tôi cùng doanh nghiệp tìm ra những sáng kiến chuyển đổi số để giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề này để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trong chiến lược kinh doanh 12 tháng”, ông Việt Anh lý giải.
Đại diện FPT cũng chia sẻ về kinh nghiệm triển khai các dự án chuyển đổi số: “Chúng tôi áp dụng phương pháp “3S” gồm “Small, Smart và Scaleable” khi thực hiện các dự án chuyển đổi số. Theo đó, chúng ta không bao giờ thực hiện 1 dự án chuyển đổi số quá lớn, thông thường dự án chuyển đổi số chúng tôi thiết kế dưới dạng PoC, kéo dài tối đa là 3 tháng. Cần chọn đúng điểm quan trọng nhất và công nghệ phù hợp nhất để giải quyết; đồng thời phải đảm bảo dự án có thể tăng quy mô một cách nhanh nhất”.
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top