Điều 3.3.LQ.7. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử

Điều 3.3.LQ.7. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử
(Điều 7 Luật Giao dịch điện tử, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2006)
1. Ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển, ứng dụng giao dịch điện tử trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
2. Ban hành, tuyên truyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch điện tử.
3. Ban hành, công nhận các tiêu chuẩn trong giao dịch điện tử.
4. Quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch điện tử.
5. Quản lý phát triển hạ tầng công nghệ cho hoạt động giao dịch điện tử.
6. Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực giao dịch điện tử.
7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giao dịch điện tử; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử.
8. Quản lý và thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về giao dịch điện tử.
 
Điều 3.3.NĐ.2.15. Nội dung quản lý nhà nước
(Điều 15 Nghị định số 27/2007/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/03/2007)
1. Xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
2. Hướng dẫn thi hành pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
3. Quy định kỹ thuật liên quan đến giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính trên cơ sở tuân thủ, thống nhất và đồng bộ với các quy định kỹ thuật quốc gia liên quan đến giao dịch điện tử.
4. Tổ chức và quản lý đối với hợp tác quốc tế về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm hành chính về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
 
Điều 3.3.NĐ.4.4. Nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước về chống thư rác
(Điều 4 Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/08/2008 của Chính phủ về chống thư rác, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/09/2008, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013)
1. Nội dung quản lý nhà nước về chống thư rác:
a) Xây dựng, ban hành, tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật liên quan tới việc chống thư rác;
b) Tuyên truyền về ý thức và trách nhiệm phòng, chống thư rác cho người sử dụng và các đối tượng khác;
c) Tổng hợp và phổ biến danh sách các nguồn phát tán thư rác;
d)[1] Chủ trì, phối hợp và điều phối tổ chức, cá nhân ngăn chặn, xử lý thư rác;
đ) Tiếp nhận thông báo, khiếu nại về thư rác;
e)[2] Tiếp nhận hồ sơ đăng ký và cấp mã số quản lý cho nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn, nhà cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn, nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua Internet; tiếp nhận hồ sơ đăng ký và cấp tên định danh cho nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn, nhà cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn;
g) Hợp tác quốc tế về chống thư rác;
h) Nghiên cứu và triển khai các giải pháp chống thư rác;
i) Quản lý thống kê về thư rác;
k) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm.
1)[3] Ban hành quy định về dải số dành cho việc gửi tin nhắn quảng cáo và cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn, quy định về cấp tên định danh;
m)[4] Ban hành quy định liên quan cước tin nhắn quảng cáo.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan thực hiện quản lý nhà nước về chống thư rác.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong các hoạt động chống thư rác.
 
Điều 3.3.NĐ.8.5. Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử
(Điều 5 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, tiêu chuẩn, quy chuẩn ứng dụng thương mại điện tử và các quy định về quản lý dịch vụ thương mại điện tử đặc thù.
3. Quản lý, giám sát các hoạt động thương mại điện tử.
4. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử.
5. Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong thương mại điện tử.
6. Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, ứng dụng thương mại điện tử.
7. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thương mại điện tử.
8. Thống kê về thương mại điện tử.
9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử.
10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.

 


[1] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
[2] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
 
[3] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
 
[4] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.