Hướng dẫn viết UPU: Người hùng trong em là thầy giáo

Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 48 (năm 2019) có chủ đề: “Hãy viết một bức thư về người hùng của em”(Tiếng Anh: Write a letter about your hero) dành cho các em học sinh tuổi dưới 15.

20190123-m16.jpg
Hãy viết một bức thư về người hùng của em
 
Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 48 (năm 2019) có chủ đề: “Hãy viết một bức thư về người hùng của em” (Tiếng Anh: Write a letter about your hero) bắt đầu từ tháng 10/2018 đến 2/2019. Báo Infonet.vn gợi ý bạn bài mẫu viết về người hùng của em.

Trong thông báo của mình gửi tới các quốc gia thành viên, Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) gọi chủ đề Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 48 (năm 2019) là một “chủ đề truyền cảm hứng” (the inspirational theme).

Chủ đề Cuộc thi lần thứ 48 là một chủ đề mở, khơi gợi nhiều tư duy sáng tạo, nhiều suy nghĩ và cảm xúc đối với mỗi thí sinh. Trong mỗi con người, mỗi một bạn trẻ đều có sự hiện hữu, tình cảm yêu quý và ngưỡng mộ đối với một người hùng của riêng mình.
 
Chúng tôi xin giới thiệu bài văn mẫu Hãy viết một bức thư về người hùng của em:

Huế ngày 11/1/2019
 
Gửi bạn thân yêu, hôm nay mình viết lá thư này kể cho bạn nghe câu chuyện về người hùng trong lòng mình chính là người thầy giáo.

Bạn ạ, mỗi khi nhắc tới người hùng nào đó mình lại nghĩ ngay tới bác. Bác là anh trai họ của bố cũng là thầy giáo dạy văn của mình. Bác như một anh hùng chiến đấu trên mọi mặt trận. Mình luôn trân trọng gọi bác là người thầy đáng kính.

Thầy mình rất trẻ, thầy sinh năm 1988 và là giáo viên dạy văn của trường mình. Thầy là giáo viên trẻ trong trường và luôn mang tới những niềm vui cho tụi học sinh. Ngày mình học tiểu học, mỗi khi sinh hoạt dưới cờ là các anh chị bên khối cấp 2 lại cười nghiêng, cười ngả với những câu chuyện thầy giáo kể. Mình ước mình học thật nhanh để lên cấp 2 được học thầy Vinh, được nghe thầy Vinh kể chuyện và cho chơi các trò chơi.

Cách đây 4 năm, thầy mình thường bị đau bụng. Thầy đi khám tại Bệnh viện trung ương Huế bác sĩ cho biết thầy bị ung thư trực tràng. Căn bệnh ung thư đã nặng và muộn. Thầy phải phẫu thuật và đặt hậu môn giả. Từ một người thầy luôn hoạt động thầy bắt đầu tự ti về cái ống hậu môn giả rồi thầy chủ động chia tay bạn gái.
 
Thầy chiến đấu với bệnh tật như một chiến binh kiên cường. Mình thấy, ngày nào đi khám bệnh thầy cũng tự đi. Mẹ thầy kể hôm gần mổ thầy mới nói cho gia đình rằng thầy bị ung thư trực tràng bác sĩ nói phải mổ. Cả nhà khóc như có tang còn thầy cười trừ sống sao cho đáng sống, con đã sống vui từ khi sinh ra nên con không muốn vì bệnh tật mà chết vì đau buồn.
 
Thầy nói thế, cả gia đình không ai còn buồn mà như vui cùng thầy để thầy chiến đấu với bệnh tật. Thầy đi mổ, ai cũng nghĩ chỉ 1 -2 tuần là thầy về lại trường. Ai dè, thầy phải nằm viện tới gần 6 tháng. Vết mổ cũ, vết mổ mới rồi hóa chất, xạ trị. 

Khi mình lên cấp 2, giờ chào cờ không còn người thầy giáo trẻ đứng lên phát biểu, dẫn chương trình khiến đám học trò cười nghiêng ngả nữa. Thầy giáo dạy văn với đủ câu chuyện cười cũng tạm biến mất.

Một năm sau thầy mới đi dạy lại, ngày thầy đến trường với mái tóc lưa thưa mới mọc lại sau những đợt truyền hóa chất, cái áo rộng thùng thình, chân chậm chạp nhưng ở thấy vẫn toát lên sự vui vẻ.

Thầy vẫn kể những câu chuyện cười cho bọn học sinh toàn trường cười. Những tiết học văn, lớp nào học buổi chiều các bạn hay buồn ngủ nhưng đến tiết của thầy không ai còn buồn ngủ. Học xong văn theo giáo án thầy soạn, cả lớp lại được nghi thầy kể chuyện. Hầu như không bao giờ thầy kể về chuyện buồn mà những câu chuyện thời sinh viên của thầy, những câu chuyện ngoài đời thầy gom nhặt nhưng luôn chen được tiếng cười vì khiếu của thầy.

Có một lần, một bạn hỏi “Thầy ơi, bệnh nhân ung thư thì như nào?”. Thầy bảo như thầy này, luôn cười vì một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Họ không buồn đau như mình nghĩ đâu.
 
Mặc dù có BHYT nhưng chi phí điều trị bệnh của thầy cũng rất tốn kém. Thầy thường xuyên làm thêm việc nhà như nuôi lợn sạch, gà sạch để bán cho những người ở thành phố. Thầy tự trồng rau sạch ăn và bán. Những lúc rảnh, thầy lại dành thời gian phụ đạo miễn phí cho học sinh. Có một lần, trong lớp mình có bạn cãi nhau với bố mẹ bỏ nhà đi. Thầy đến lớp không trách bạn ấy mà hỏi han cặn kẽ. Bạn nói bỏ đi vì bị cấm sử dụng điện thoại. Thầy đã móc túi của thầy ra chiếc điện thoại cũ nhèm từ mấy năm trước và thầy vẫn đang dùng nó. Thầy bảo điện thoại để nghe gọi và hòa nhập với xã hội công nghệ nhưng không nên vì nó mà đánh mất mối quan hệ với người thân của mình. Chỉ đến khi nào biết cuộc sống có hạn thì mới thương yêu người xung quanh và mong ước thời gian quay trở lại sẽ sống tốt hơn mong đợi của cha mẹ. Có lẽ câu nói của thầy đã giúp chúng tôi hiểu nhiều hơn về cuộc sống hiện tại

Thầy rất hay vào mạng xã hội và luôn dạy chúng tôi cách nhìn nhận mạng xã hội này. Hầu như tiết nào thầy luôn dặn học sinh rằng mình sống trong một thế giới ngày càng phức tạp và chúng ta phải biết chọn lọc.

Thầy dù giản dị mới cho chúng ta kỹ năng hiểu được thế giới tốt hơn. Kiến thức của thầy cũng biến học trò thành một người biết cách lắng nghe, có kỹ năng tổng hợp thông tin một cách cô đọng, sắc sảo trong một bức tranh tổng quát. 

Tôi luôn coi thầy là người hùng trong lòng và mong muốn có thể vượt qua những khó khăn và luôn trân trọng cuộc sống mình có.
 
Xin chào bạn
 
Ký tên: Mộc Miên
Nguồn: Nguồn: Infonet.vn