Một số trọng tâm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu liên quan đến hoạt động cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ năm 2021

Ngày 01/01/2021, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.

20210106-m03.jpg

Kế thừa những kết quả quan trọng, toàn diện đã đạt được, phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị, với niềm tin, khát vọng vươn lên mạnh mẽ, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng tốt thời cơ, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021-2025, Chính phủ xác định phương châm hành động của năm 2021 là “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển”.

Chính phủ đã đề ra 08 trọng tâm chỉ đạo điều hành và 11 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.Trong đó có một số trọng tâm chỉ đạo và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, liên quan tới cải cách thủ tục hành chính:

* Về các trọng tâm chỉ đạo:

- Trọng tâm thứ 3. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Huy động, sử dụng các nguồn lực theo cơ chế thị trường. Nâng cao kỷ cương, hiệu quả trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với thực thi nghiêm pháp luật. Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại. Xây dựng bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Trọng tâm thứ 4. Quyết liệt thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm hiệu quả, thực chất gắn với đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số quốc gia, cung cấp các dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi hơn, thu hút mạnh mẽ đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

- Trọng tâm thứ 8. Làm tốt công tác thông tin, truyền thông, kịp thời phản ánh, lan tỏa các nhân tố tích cực, góp phần củng cố niềm tin, tạo đồng thuận trong toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đề ra.

* Về các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

-Trong nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thứ 3. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo thuận lợi cho phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế, có 03 nhiệm vụ, giải pháp, cụ thể:

Thứ nhất:Triển khai nghiêm túc, hiệu quả Kết luận số 83-KL/TW ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Bộ Chính trị về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Tăng cường kỷ cương, nâng cao hiệu quả trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với thực thi nghiêm pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản có quy định liên quan đến điều kiện đầu tư, kinh doanh, thủ tục hành chính, chế độ báo cáo, kiểm tra chuyên ngành, tiêu chuẩn, quy chuẩn. Kịp thời ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật mới ban hành, bảo đảm chất lượng và giảm thiếu số lượng văn bản ban hành.

Thứ hai:Rà soát sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật, các cơ chế, chính sách, nhất là trong lĩnh vực ngân sách nhà nước, thuế, đất đai, tài nguyên, môi trường, đầu tư, xây dựng, thương mại, quản lý thị trường... để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, giải phóng các nguồn lực cho phát triển, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi. Đẩy mạnh phát triển các thị trường tài chính, chứng khoán, bảo hiểm; tăng cường quản lý thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Phát triển thị trường lao động theo hướng minh bạch, cạnh tranh và hội nhập, đa dạng các hình thức kết nối cung - cầu lao động, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lực.

Thứ ba: Tập trung hoàn thiện quy định pháp luật, đẩy nhanh tiến độ thực hiện cơ chế tự chủ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, các định mức kinh tế - kỹ thuật để làm cơ sở cho việc xác định giá dịch vụ sự nghiệp công…

-Trong nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thứ 4. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, có 02 nhiệm vụ, giải pháp, cụ thể:

Thứ nhất: Tiếp tục rà soát, thu hẹp phù hợp các ngành, lĩnh vực kinh doanh mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, thúc đẩy sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện. Xây dựng và áp dụng khung quản trị doanh nghiệp phù hợp với chuẩn mực quốc tế tại các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước. Chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm công khai, minh bạch. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan. Tập trung xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ, kém hiệu quả, nhất là các dự án ngành công thương.

Thứ hai: Thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý cho các loại hình kinh doanh mới, kinh tế số, cung cấp dịch vụ công. Ban hành chính sách thử nghiệm (Sandbox) các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh, công nghệ mới, như: kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm, đô thị thông minh,... đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Đẩy nhanh và triển khai toàn diện chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam, trong đó chú trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xây dựng hạ tầng kinh tế số, xã hội số, hạ tầng kết nối thông minh, phát triển trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật. Từng bước hình thành hạ tầng mạng thông tin di động 5G. Tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng công nghệ số và truyền thông, nền tảng dùng chung.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số gắn với hoàn thiện thể chế, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng. Phát triển, hoàn thiện các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu nền tảng, cốt lõi của Chính phủ điện tử; đẩy mạnh kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu. Tăng cường sử dụng văn bản điện tử, chữ ký số, xử lý công việc trên môi trường mạng và họp trực tuyến; triển khai các chế độ báo cáo, chỉ tiêu kinh tế - xã hội trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, kết nối với Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục tái cấu trúc quy trình để tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và đẩy mạnh tích hợp dịch vụ thanh toán trên cổng Dịch vụ công quốc gia. Khẩn trương triển khai việc kết nối chia sẻ dữ liệu hành chính giữa các cơ quan quản lý nhà nước để hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia phục vụ quản lý, điều hành các cấp…

-Trong nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thứ 9. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng hệ thống hành chính nhà nước kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân; tăng cường phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo, có 02 nhiệm vụ, giải pháp, cụ thể:

Thứ nhất: Tiếp tục chú trọng cải cách thủ tục hành chính; đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tiết giảm chi phí và tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức. Đẩy nhanh tiến độ và triển khai có hiệu quả Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 của Chính phủ. Tiếp tục đổi mới hoạt động kiểm tra chuyên ngành theo hướng tập trung đầu mối, phân định rõ thẩm quyền, chuyển mạnh từ cơ chế “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”…

Thứ hai: Tăng cường thanh tra công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực quan trọng của các ngành, các cấp, bảo đảm khách quan, đúng quy định. Hoạt động thanh tra chuyên ngành tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, vấn đề gây bức xúc trong đời sống xã hội. Tăng cường phối hợp, hạn chế và xử lý kịp thời chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, không gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Không hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế.

*Một số chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Thông tin và Truyền thông theo các phụ lục đính kèm Nghị quyết số 01/NQ-CP

- Về chỉ tiêu cụ thể:

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Chỉ tiêu phấn đấu năm 2021

Cơ quan chủ trì theo dõi, đánh giá

III

Một số chỉ tiêu về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng

 

 

 

23

Số thuê bao băng rộng cố định trên 100 dân

Thuê bao

18

Bộ TTTT

24

Số thuê bao băng rộng di động trên 100 dân

Thuê bao

82

Bộ TTTT

25

Tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh trên số người sử dụng điện thoại di động

%

Trên 90

Bộ TTTT

26

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang

%

60

Bộ TTTT

27

Tỷ lệ các thôn được phủ sóng di động hoặc internet

%

100

Bộ TTTT

28

Tỷ lệ xã có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ

%

100

Bộ TTTT

29

Tỷ lệ hộ gia đình tiếp cận kênh truyền hình thiết yếu qua môi trường mạng

%

Trên 80

Bộ TTTT

30

Tỷ lệ sách xuất bản điện tử

%

10

Bộ TTTT

31

Tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng ít nhất 1 thiết bị thông minh

%

Trên 95

Bộ TTTT

32

Tỷ lệ người sử dụng Internet

%

71

Bộ TTTT

33

Số doanh nghiệp công nghệ số trên một nghìn dân

Doanh nghiệp

0,7

Bộ TTTT

IV

Một số chỉ tiêu về phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xây dựng nông thôn mới; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội

 

 

 

70

Ngăn chặn, xử lý nghiêm, kịp thời các thông tin xấu, độc, sai sự thật mà phát hiện và xác minh được trên mạng xã hội

%

85-90

Bộ TTTT

            - Về nhiệm vụ cụ thể:

TT

NHIỆM VỤ

Thời hạn trình CP, TTgCP

Cơ quan chủ trì theo dõi, đánh giá

I

Nhóm nhiệm vụ về công tác xây dựng, thi hành hệ thống pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng thuận lợi tạo điều kiện phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế

 

 

2

Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh của Bộ, cơ quan ngang Bộ

Lần 1: Trước 31/5/2021; Lần 2: Trước 30/9/2021

VPCP

43

Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in và Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in

Quý IV

Bộ TTTT

44

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật bưu chính

Quý IV

Bộ TTTT

45

Nghị định sửa đổi Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng

Quý IV

Bộ TTTT

II

Nhóm nhiệm vụ về cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, nâng cao năng lực nội tại, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế

 

 

81

Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Quý IV

Bộ TTTT

82

Đề án phát triển kinh tế số Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Quý IV

Bộ TTTT

III

Nhóm nhiệm vụ về huy động và sử dụng các nguồn lực, xây dựng quy hoạch và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội trọng điểm, tăng cường liên kết vùng, phát triển kinh tế vùng, kinh tế biển, phát triển đô thị và nông thôn

 

 

103

Quy hoạch hạ tầng Thông tin và Truyền thông quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quý IV

Bộ TTTT

104

Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quý IV

Bộ TTTT

IV

Nhóm nhiệm vụ về nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ

 

 

117

Đề án nâng cao nhận thức, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Quý IV

Bộ TTTT

VII

Nhóm nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, giải quyết khiếu nại tố cáo

 

 

170

Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Quý IV

Bộ TTTT

171

Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ quy định về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước

Quý IV

Bộ TTTT

172

Chiến lược dữ liệu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030

Quý IV

Bộ TTTT