Tác hại của hút thuốc lá và bệnh ung thư phổi

Thứ ba, 15/12/2015 08:51

Ngày nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà căn bệnh ung thư càng trở nên phổ biến, đa dạng và nguy hiểm hơn. Nó đã và đang trở thành mối lo ngại của rất nhiều người trên thế giới. Theo các chuyên gia y tế, ung thư phổi là một trong những bệnh lý ác tính phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư trên thế giới.

img

 Phổi người bình thường và phổi người hút thuốc lá.

90% ung thư phổi là do hút thuốc lá 
 
Ung thư phổi nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh rất dễ tới di căn theo đường hô hấp trong cơ thể. Các tế bào ung thư có thể đi qua đường máu và di căn qua đường bạch huyết đến các hạch bạch huyết… hay gặp nhất là não, xương, gan, hạch ngoại vị, tuyến thượng thận, phổi bên đối diện. 
 
Ở Việt Nam, bệnh ung thư phổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại ung thư mà nguyên nhân chủ yếu là do hút thuốc lá quá nhiều, ước tính cứ 10 người bị bệnh ung thư phổi thì 9 người có liên quan tới thuốc lá gây ra. 
 
Việc hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng này bên cạnh các nguyên nhân khác như các yếu tố trong sản xuất công nghiệp như bụi, khói, ô nhiễm không khí…
 
Theo thống kê của các bệnh viện lớn và một số điều tra dịch tễ học cho thấy có đến 90% bệnh nhân ung thư phổi mắc phải nguyên nhân là do hút thuốc lá hoặc sống trong môi trường có nhiều khói thuốc lá. Tỷ lệ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá so với những người không hút cao hơn gấp 10 lần.  
 
Đa số những người mắc bệnh ung thư phổi người ta thống kê được một ngày họ đã hút hơn 10 điếu thuốc còn số bệnh nhân còn lại bị ung thư phổi không hút thuốc nhưng đã hít phải một lượng đáng kể khói thuốc lá của người khác hút. 
 
Bệnh ung thư phổi thường diễn ra âm thầm nên khiến rất nhiều người chủ quan,các triệu chứng thường xuất hiện muộn nên hầu như những người tới bệnh viên khi phát hiện ra mình mắc ung thư phổi cũng đã muộn nên tỷ lệ tử vong do ung thư phổi rất cao do nguyên nhân chuẩn đoán muộn.  
img
 
Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư phổi  
 
- Ho: khoảng 2/3 bệnh nhân là có triệu chứng này, do kích thước và vị trí khối u khác nhau    mà cơn ho biểu hiện ra ngoài cũng khác nhau như ho khan, ho từng cơn, ho về đêm… 
 
- Trong đờm có máu hoặc ho ra máu: Khi khối u bị vỡ ra sẽ xuất hiện tình trạng có máu trong đờm, ho ra máu liên tục hoặc ngắt quãng. 
 
- Đau ngực: Khi ung thư xâm lấn sang khu vực thành ngực sẽ xuất hiện những cơn đau liên tục hoặc đau dữ dội ở vùng ngực. Thậm chí khi hít thở và ho thì cơn đau cũng trầm trọng hơn.  
 
- Sốt: Do khối u gây tắc phế quản hoặc do các chất dịch tích tụ sẽ gây ra những mức độ viêm khác nhau và xuất hiện tình trạng sốt nhẹ về đêm. 
 
- Hạch bạch huyết sưng to: Hạch bạch huyết trên hố thượng đòn sưng to, giai đoạn cuối còn hình thành khối u. 
 
- Nuốt khó: Khi ung thư di căn đến hạch bạch huyết trung thấp, chèn ép lên thực quản dẫn đến tình trạng nuốt khó. 
 
Chế độ dinh dưỡng và cách phòng tránh 
 
Các chuyên gia y tế cho rằng, chế độ dinh dưỡng là một phần quan trọng trong quá trình điều trị. Tùy từng giai đoạn của quá trình điều trị, loại phương pháp điều trị mà bác sĩ sẽ cho lời khuyên cụ thể thích hợp cho từng trường hợp. 
 
- Bệnh nhân phải có chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều trái cây, thức ăn có vitamin: rau xanh và quả tươi ngũ cốc toàn phần, các sản phẩm từ sữa, một lượng thịt vừa phải, ít chất béo động vật và hạn chế đường. Không nên ăn các đồ ăn có khả năng mắc bệnh ung thư cao như các món nướng, chiên, xào nhiều dầu mỡ. 
 
- Nên tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, đặc biệt tinh thần phải luôn lạc quan, thoải mái và tin tưởng vào thầy thuốc. 
 
- Bệnh ung thư phổi thường phát triển âm thầm, ít biểu hiện triệu chứng nên rất khó phát hiện bệnh sớm.Thường bệnh chỉ được phát hiện sớm là do tình cờ qua chụp X-quang phổi khi kiểm tra sức khỏe định kì, việc phát hiện sớm để giúp bệnh nhân có thể điều trị khỏi bệnh. Chính vì vậy cần khuyến khích mọi người đi khám sức khỏe định kì ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm/1 lần để phát hiện ra bệnh và điều trị kịp thời.  
 
- Đặc biệt, không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh tiếp xúc với các tác nhân có thể gây ung thư như: khói thuốc, tia phóng xạ, bụi than, thực hiện các biện pháp an toàn lao động (Tỷ lệ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá so với những người không hút cao hơn gấp 10 lần, do đó, hút thuốc lá cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư, bỏ thuốc lá có thể giảm rõ rệt tỷ lệ mắc ung thư phổi). 
 
VnMedia
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top