Cộng đồng tăng cường giám sát thực hiện Luật Phòng, chống tác tại của thuốc lá

Thứ ba, 10/11/2020 10:40

Phần mềm ứng dụng nhằm tăng cường giám sát của cộng đồng đối với việc thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đang được gấp rút triển khai và dự kiến ra mắt vào năm 2021.

bài-cuối.jpg

Tại Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về Phòng, chống tác hại của thuốc lá do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá - Bộ Y tế tổ chức ngày 29/10 tại TP.HCM, bà Nguyễn Thị Thu Hương đến từ Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế cho biết, đơn vị này đang triển khai xây dựng một phần mềm ứng dụng nhằm tăng cường giám sát của cộng đồng đối với việc thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
 
 Theo bà Hương, ứng dụng này sẽ là một giải pháp mang tính sáng tạo để huy động sự tham gia của công dân và đảm bảo tính giải trình của các cơ quan công. Công cụ này sẽ cho phép người dân sử dụng để giám sát việc thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và do đó thúc đẩy hành động kịp thời của các cơ quan thi hành pháp luật. Ứng dụng cũng phát huy vai trò của người dân trong việc tố giác hành vi vi phạm, tận dụng sức mạnh của cộng đồng đề phát hiện các trường hợp vi phạm quy định phòng chống tác hại thuốc lá; Tăng cường giám sát của người dân thực hiện pháp luật phòng chống tác hại thuốc lá; Tăng cường nhận thức của người dân về thực thi Luật phòng chống tác hại thuốc lá; Tăng tính hiệu quả của chính sách và pháp luật.
Bà Hương tiết lộ, phần mềm tin học hóa các quy trình bao gồm: Quy trình phản ánh vi phạm; Quy trình tiếp nhận, xử lý phản ánh vi phạm; Quy trình tổng hợp, báo cáo công tác quản lý trong lĩnh vực phòng chống tác hại của thuốc lá. Phần mềm này được sử dụng bởi các bên liên quan hoạt động trên smart-phone:Quản trị cấp cao là Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá có quyền chỉnh sửa tất cả các nội dung của ứng dụng, tiếp cận tới tất cả các thông tin. Quản trị cấp trung là Phòng Y tế các quận/huyện; phường/xã có quyền tiếp cận đến bảng thông tin, điều phối các tình nguyện viên; Các tình nguyện viên tiếp cận đến các thông tin phản ánh hiện trường, báo cáo, thông tin về quá trình ứng phó và đóng ca sau khi đã bắt gặp xử lý xong; Công dân tiếp cận đến ứng dụng dành cho công dân, các dịch vụ đi kèm của ứng dụng (như thông tin về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá…) và báo cáo phản ánh hiện trường khi bắt gặp vi phạm.
 
Cũng theo bà Hương, phần mềm áp dụng đối với một số hình thức vi phạm tại Điểu 25, Nghị định 117/2020/NĐ-CP như hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm; Không có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của pháp luật; Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành. Tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; Không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá; Không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát; Không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy...
 
Hiện Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá đề xuất triển khai phần mềm theo 2 giai đoạn, bao gồm: Giai đoạn thí điểm: Triển khai tại 02 Quận nội thành Hà Nội, dự kiến: Quận Hoàn Kiếm, Quận Tây Hồ và giai đoạn mở rộng
 
Bà Hương cho biết, quy trình của phần mềm gồm: Bước 1: Nhận tin báo cáo. Báo cáo của công dân gửi đến sẽ được thông báo cho cán bộ chương trình ở Phòng y tế quận/huyện; Dựa trên địa điểm của báo cáo (do phần mềm tự nhận diện), cán bộ chương trình quận/huyện sẽ mở ca cho tình nguyện viên ứng phó của địa bàn đó. Bước 2: Xác minh thông tin người gửi. Trong vòng 1 ngày (hoặc theo quy định) sau khi nhận được thông tin báo cáo của công dân, tình nguyện viên ứng phó phải xác minh thông tin... Bước 3: Tái kiểm tra: Hệ thống sẽ tự động hiển thị trên danh sách ca của mỗi tình nguyện viên ứng phó để nhắc nhở quay lại địa điểm đã có vi phạm sau 2 tuần (hoặc theo quy định). Bước 4: Lưu trữ các bằng chứng. Ngoài các thông tin người gửi, báo cáo gửi đến sẽ được gửi và lưu trữ sử dụng công nghệ đám mây, các tình nguyện viên lưu trữ lại các phiếu nhắc nhở bằng bản cứng; Các bản nhắc nhở này được sắp xếp theo số ca do hệ thống tự động tạo ra và được giữ tại Công an phường…
 
“Hiện phần mềm ứng dụng này đang được bảo vệ đề cương tại Bộ Y tế. Dự kiến được triển khai vào năm 2021”, bà Hương cho biết.
Ngô Trung
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top