Học sinh hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh rất cao

Chủ nhật, 27/11/2022 09:54

Học sinh hút thuốc lá khi thể trạng của các em chưa phát triển toàn diện, cơ thể không đủ kháng thể để chống lại những tác nhân độc hại nên có nguy cơ mắc các bệnh cao hơn nhiều so với những người trưởng thành.

20221212-A-148.jpg
ảnh minh họa
Hiện nay, tình trạng học sinh hút thuốc, nhất là thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha… rất phổ biến. Với lứa tuổi học sinh, khi hút một trong các loại thuốc trên sẽ dễ gặp phải những căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và tương lai của các em. Em L.T.H, học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng (TP Hà Tĩnh) thông tin: “Mặc dù được nhà trường thường xuyên tuyên truyền về tác hại của hút thuốc lá và kiểm tra, nhắc nhở, xử phạt nhưng một số bạn vẫn lén lút hút, nhất là thuốc lá điện tử".
Em N.T.B, học sinh Trường THCS Thạch Trung cũng cho biết (TP Hà Tĩnh): “Để tránh sự giám sát của nhà trường, một số bạn sau khi tan học thường tìm cách hút thuốc ở ngoài đường”.
Ở độ tuổi học sinh, khi cơ thể đang phát triển, việc hút thuốc lá sẽ khiến cho các em có nguy cơ mắc các bệnh cao hơn nhiều so với những người trưởng thành. Các bộ phận cơ thể ở tuổi đang trưởng thành dễ bị các chất độc tàn phá.
Bác sỹ Nguyễn Đức Quảng - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi cho biết: “Trong thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha đều chứa các chất độc hại, trong đó có chất nicotine là chất gây nghiện. Khi hút, hít khói thuốc vào, các chất độc hại theo đường miệng vào bên trong cơ thể và tích tụ dần, phá hủy các tế bào, gây nên những bệnh nguy hiểm như: lao phổi, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, viêm phế quản phổi…
Ngoài ra, còn gây các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này và gây nên những biến chứng nguy hiểm khác”.
Các loại thuốc lá không chỉ tác động đến cơ thể, sức khỏe các em mà còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần và trí lực. Trong thuốc lá có chất nicotin gây nghiện, tác động trực tiếp đến hệ thần kinh còn non nớt của các em. Đa số những em học sinh hút thuốc lá, nghiện thuốc lá dễ bị thay đổi tâm tính. Để giảm thiểu tổn thất về sức khỏe cho học sinh, tạo môi trường học đường không khói thuốc lá, ngành giáo dục cần thực hiện mạnh mẽ hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến tác hại của thuốc lá và các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Đặc biệt, cần tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp học sinh sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha tại các cơ sở giáo dục.
Theo Chương trình Phòng, chống tác hại thuốc lá quốc gia, mỗi năm có khoảng 40.000 người Việt Nam chết có nguyên nhân từ thuốc lá. Ước tính năm 2021 số người Việt Nam chết do sử dụng thuốc lá sẽ nhiều hơn tổng số người chết do HIV/AIDS, tai nạn giao thông và tự tử.
Hà Tĩnh chưa có số liệu thống kê đầy đủ về tình trạng số người hoặc số học sinh mắc các bệnh liên quan đến thuốc lá, nhưng theo báo cáo tại Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh và các BVĐK tuyến huyện, toàn tỉnh có từ 85% đến trên 90% bệnh nhân vào điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đều có tiền sử liên quan đến thuốc lá, thuốc lào; trên 80% bệnh nhân bị ung thư phổi vào điều trị tại Khoa Ung bướu - Y học hạt nhân (BVĐK tỉnh Hà Tĩnh) có liên quan đến hút thuốc lá, thuốc lào.
 
Ánh Nguyên - Thanh Loan (nguồn: baohatinh.vn)
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top