Ngăn chặn thuốc lá thế hệ mới có giúp đạt được mục tiêu 'môi trường không khói'?

Thứ hai, 12/12/2022 14:16

Trước thực trạng tỷ lệ người cai thuốc lá điếu còn rất thấp, các chuyên gia y tế khẳng định, cần có góc nhìn mới về mục tiêu “không khói thuốc”.

20221212-A-157.jpg
ảnh minh họa
Điều này có nghĩa, để sớm hình thành một “môi trường không khói thuốc” có thể sẽ cần cả hai yếu tố, đó là: (1) những người đã cai thuốc lá điếu thành công và (2) những người chuyển đổi hoàn toàn từ thuốc lá điếu (có khói) sang những sản phẩm thuốc lá không khói với hàm lượng các chất gây hại thấp hơn.
Mục tiêu không khói thuốc: Không chỉ giảm tiêu thụ thuốc lá điếu
Bên cạnh việc tiếp tục với các chính sách giúp cai thuốc lá điếu, dù tỷ lệ thành công thấp, các chính phủ hiện nay đã và đang áp dụng thêm những giải pháp bổ trợ. Theo đó, các sản phẩm thuốc lá không khói bao gồm thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử, thuốc lá ngậm… được đưa vào hướng tiếp cận giảm thiểu tác hại nhằm bổ trợ cho chiến lược kiểm soát thuốc lá toàn diện của quốc gia.
Nhật Bản là một trong những quốc gia điển hình thành công trong việc phối hợp cả hai giải pháp nói trên. Cụ thể, năm 2000, có 50% nam giới và 33% những người ở độ tuổi trưởng thành hút thuốc lá tại Nhật Bản. Hệ luỵ của việc "bình thường hoá" hành vi hút thuốc lúc bấy giờ của người Nhật đã khiến số ca tử vong do thuốc lá tăng vọt lên mức 100.000 người mỗi năm.
Năm 2012, chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc ở người từ 20 tuổi trở lên xuống 12% trong vòng 10 năm. Để làm được điều này, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ đã tích cực vận động và đưa ra các quy định hạn chế hút thuốc, bao gồm cấm hút thuốc trong nhà và cung cấp dịch vụ cai nghiện thuốc lá. Tiếp đó vào năm 2014, Nhật Bản cũng cho phép sự hiện diện các sản phẩm thuốc lá làm nóng trên thị trường.
Với những biện pháp này, tỷ lệ hút thuốc lá điếu ở Nhật Bản đã thay đổi đáng kể. Một nghiên cứu được công bố trên chuyên mục Kiểm soát Thuốc lá của Tạp chí Y khoa Anh, đại diện cho 99% dân số nước Anh đã đưa ra kết luận rằng, doanh số bán thuốc lá điếu ở Nhật Bản đã giảm trong cùng thời kỳ khi các sản phẩm thuốc lá làm nóng được đưa vào thị trường.
Bên cạnh đó, hành vi hút thuốc lá cũng được nâng lên ở mức độ văn minh hơn. Cụ thể, những người hút thuốc cảm thấy khó bỏ hoặc những người chọn tiếp tục hút thuốc buộc phải đến những nơi được bố trí riêng để ngăn không cho khói thuốc lá điếu lan truyền ảnh hưởng đến người khác. Một lựa chọn khác là họ sẽ phải chuyển đổi sang sử dụng các sản phẩm thay thế không khói thuốc đối với những nơi cấm hút thuốc lá điếu (nhưng không cấm các sản phẩm không khói).
Nhiều quốc gia xây dựng môi trường “Không khói thuốc” bằng những sản phẩm không khói
Trước sự thành công của Nhật Bản, thay vì cấm đoán cực đoan bằng những quan điểm cá nhân, nhiều nước đã phải cân nhắc lại lợi ích và vai trò của các sản phẩm không khói trong chiến lược kiểm soát thuốc lá của quốc gia, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng “môi trường không khói thuốc”. Cụ thể, mới đây Thái Lan tuyên bố sẵn sàng để đưa thuốc lá thế hệ mới vào kiểm soát. Trước đó năm 2021, Trung Quốc, thị trường tiêu thụ thuốc lá điện tử lớn nhất trên toàn cầu cũng đã đưa sản phẩm này nằm dưới sự kiểm soát của pháp luật hiện hành.
Mặt khác, nhờ vào các bằng chứng khoa học, nhiều quốc gia bên kia bán cầu đã mạnh dạn đưa ra quyết định táo bạo. Cụ thể tại Hy Lạp, đảo Astypalea đã xây dựng thành công “thành phố không khói” bằng cách cấm thuốc lá điếu tại đây nhưng cho phép sử dụng các sản phẩm không khói. Còn chính phủ New Zealand cấm thế hệ trẻ tiếp xúc thuốc lá điếu nhưng lại cho phép sử dụng thuốc lá điện tử như một biện pháp giảm tác hại.
Trong khi thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử được các nước nhìn nhận như là một giải pháp bổ trợ cho các chiến lược kiểm soát thuốc lá của quốc gia, tại Việt Nam, đến nay, những sản phẩm này do thiếu pháp luật để quản lý nên đã biến tướng tại thị trường chợ đen, gây ra nhiều hệ lụy tác động đến giới trẻ và xã hội. Nghiêm trọng hơn, sự thiếu vắng thông tin khoa học chính thống của sản phẩm này đã dẫn đến nhiều đánh giá chưa chính xác, toàn diện, thậm chí là cấm đoán cực đoan, đi ngược với chỉ đạo cần phải nghiên cứu phương án quản lý các sản phẩm thuốc lá mới của Chính phủ yêu cầu từ năm 2017.
Sau nhiều hội thảo, các chuyên gia đều đồng tình rằng không thể cấm mặt hàng này vì dù sao thuốc lá điếu vẫn là ngành hàng kinh doanh hợp pháp. Hơn nữa, nhu cầu chuyển đổi sang những sản phẩm mới, dù vẫn là thuốc lá nhưng có hàm lượng các chất gây hại thấp hơn, là một nhu cầu chính đáng, hiện hữu, cần được pháp luật bảo vệ.
Đồng thời, việc cấm đoán chỉ tạo môi trường buôn lậu phát triển và tăng thêm gánh nặng quản lý của nhà nước. Do vậy, các cơ quan bộ ngành đều khẳng định, cần sớm đưa sản phẩm này vào quản lý bằng hệ thống pháp luật hiện hành tại Việt Nam, sau khi tham khảo chính sách và cách tiếp cận hiện nay của các nước đi trước. Đây mới là cơ sở hợp lý để bảo vệ lợi ích quốc gia cũng như quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.
Lan Anh (nguuonf:
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top